Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-18 13:46:40    
Vài nét khái quát về địa lý Trung Quốc

cri

Trung Quốc là nước lớn nhất trên thế giới. Diện tích đất đai là 9 triệu 600 nghìn ki-lô-mét vuông, chiếm khoảng 1/15 tổng diện dích đất đai trên trái đất, chiếm 1/4 diện tích châu Á, tương đương với tổng diện tích của hơn 30 nước châu Âu, chỉ đứng sau Nga và Ca-na-đa, xếp thứ 3 trên thế giới. Ngoài ra, theo chủ trương của “Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc” và Trung Quốc, Trung Quốc có vùng lãnh hải khoảng 3 triệu ki-lô-mét vuông.

Trung Quốc nằm ở Bắc bán cầu của địa cầu, toàn bộ lãnh thổ bao gồm vùng biển và hải đảo đều nằm ở phía bắc xích đạo. Vị trí vĩ độ: điểm cực nam nằm ở Dải cát ngầm Tăng Mẫu của tỉnh Hải Nam, ở 3°58’vĩ Nam; điểm cực bắc nằm ở tuyến trung tâm của đường thủy chính Hắc Long Giang, ở 53°31’10" vĩ Bắc, nam bắc cách nhau 5500 ki-lô-mét. Vị trí kinh độ: điểm cực tây nằm trên lục địa là cao nguyên Pa-mi-ơ, phía nam huyện U-chê khu tự trị Uây-ua Tây Cương, ở 73°22’ 30" kinh đông; điểm cực đông là nơi hội nhập giữa sông Hắc Long Giang và sông U-su-li huyện Phù Viễn tỉnh Hắc Long Giang, ở 135°2’ 30" kinh đông, đông tây cách nhau 5200 ki-lô-mét.

Tổng chiều dài của đường biên giới đất liền Trung Quốc dài hơn 20 nghìn ki-lô-mét, phiá đông bắt đầu từ cửa sông Áp-lục nằm ở biên giới Trung Quốc Triều Tiên, tính theo chiều ngược kim đồng hồ lần lượt tiếp giáp với 15 nước là: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ta-di-ki-xtan, Áp-gan-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Xích-kim , Bu-tan, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam v.v. Phía đông và phía nam của lục địa Trung Quốc đối diện với Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải, cách biển cả với các nước Nhật, Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.ơ

Trung Quốc có hơn 18 nghìn ki-lô-mét đường biển, phía bắc từ cửa sông Áp Lục, phía nam đến cửa sông Bắc Luân ở biên giới Trung Việt, giống như một hình trăng lưỡi liềm nhô ra biển cả. Cả tuyến bờ biển có hai loại, lấy vịnh Hàng Châu làm ranh giới, đoạn phía nam phần nhiều là nham thạch núi non, đoạn phía bắc phần nhiều là cát bùn đồng bằng. Ven biển núi đất nhấp nhô khúc khuỷu, đã hình thành rất nhiều cảng khẩu tự nhiên, quanh năm không đóng băng, bốn mùa tàu thuyền đều có thể qua lại, đã cung cấp điều kiện địa lý có lợi cho xây dựng cảng khẩu lý tưởng để phát triển giao thông vận tải trên biển. Ven biển đồng bằng địa thế bằng phẳng, ít mưa, bãi cát khu vực bờ cát có lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Khu vực bùn có ánh sáng mặt trời mạnh, rất tiện lợi cho việc lấy nước biển chế biến muối biển, đã cung cấp nguyên liệu cho việc phát triển ngành công nghiệp hoá chất.

Vùng duyên hải Trung Quốc phân bố hơn 6000 đảo lớn nhỏ, tổng diện tích là hơn 80 nghìn ki-lô-mét vuông. Trong đó, đảo Đài Loan với diện tích lớn nhất, là 35 nghìn 800 ki-lô-mét vuông; Đảo Hải Nam lớn thứ 2, là 33 nghìn 900 ki-lô-mét vuông. Hai đảo lớn này vốn đều có tên là “đảo quý”, không những có những sản vật phong phú, mà còn có phong cảnh tươi đẹp. Đảo Điếu Ngư, đảo Xích Vĩ nằm ở mặt biển phía đông bắc của đảo Đài Loan là đảo nằm ở cực đông. Hơn 200 đảo, đá ngầm, cát ngầm, phân bố tại mặt biển rộng lớn của Nam Hải thuộc về 4 quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, gọi là các đảo Nam Hải. Còn các quần đảo quan trọng khác có quần đảo Miếu Đảo, quần đảo Trường Sơn, quần đảo Châu Sơn, Bành Hồ v.v. Trong đó quần đảo Châu Sơn nằm trên Đông Hải là thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Ở đó không những có núi Phổ Đà thánh địa Phật giáo, còn có Ngư Trường Châu Sơn-Bãi cá lớn nổi tiếng trong nước và nước ngoài, cho nên quần đảo Châu Sơn lại có tên là “Hải Thiên Phật Quốc”, “kho cá phương đông”. Tất cả những quần đảo này, từ trước đến nay đều là một phần lãnh thổ thiêng liêng cuả Trung Quốc, song song với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, các quần đảo này sẽ đóng vai trò ngày một lớn hơn.