Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-17 22:25:30    
Nữ nghệ sĩ dân tộc Thái Ngọc Vọng Nam

cri
Dân tộc Thái sinh sống tại tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc là một dân tộc hát hay múa giỏi.

Tháng tư năm nay, khi phóng vấn tại châu tự trị dân tộc Thái Síp-song-bản-na tỉnh Vân Nam, Hải Vân đã may mắn được chứng kiến một buổi liên hoan ca nhạc do bản làng địa phương tổ chức, bài hát dân tộc Thái mà các bạn vừa nghe là do chị Ngọc Vọng Nam trình diễn trong buổi liên hoan ca nhạc hôm đó. Hải Vân đã say mê bởi tiếng hát ngọt ngào và điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc của chị.

Chị Ngọc Vọng Nam khoảng 30 tuổi, với bộ áo váy truyền thống dài đến gót chân của dân tộc Thái, chị trông thật xinh đẹp. Có thể nói, chị rất nổi tiếng ở địa phương, khi biểu diễn, chị đã nhận được nhiều tràng vỗ tay nồng nhiệt của dân làng. Một người dân trong làng nói cho tôi biết, chị Nam được tôn sùng là “Chang Ha” ở địa phương, có nghĩa là nghệ sĩ có tài năng diễn xuất giỏi, rất có uy tín. Mỗi khi tổ chức các hoạt động chúc mừng ngày lễ lớn đều mời chị đến biểu diễn.

Sau khi kết thúc buổi liên hoan, tôi đã phỏng vấn chị. Khi nói đến việc chị làm thế nào để bước lên con đường nghệ thuật ca múa dân tộc, chị nói:

“Từ bé tôi đã thích những bài hát dân ca của dân tộc Thái, sau khi tan học tôi thường thích nghe các cụ già kể truyện dân gian dân tộc Thái, ngâm những bài thơ dài kể truyện “Công chúa chim công” v.v. Những nhân vật, tình tiết trong thơ chỉ kể một hai lần là tôi nhớ mãi.”

Chị Ngọc Vọng Nam giới thiệu rằng, do sự ảnh hưởng của môi trường, cộng với sự yêu thích bẩm sinh đối với nghệ thuật ca múa, về sau chị đã theo đuổi sự nghiệp ca múa dân tộc.

Chị Nam sinh ra tại một bản làng ở huyện Mãnh Lạp thuộc châu Síp-song-bản-na. Khi chị mới 11 tuổi, chị đã tham gia đội biểu diễn của bản. Các thầy cô giáo trong đội biểu diễn dạy chị hát, múa, đồng thời dạy chị thổi sáo và bầu dân tộc Thái, đó là một loại nhạc cụ giống hình quả bầu, diễn tấu bản nhạc dân gian dân tộc Thái cổ truyền, với sự nỗ lực của chị, trình độ hát, múa và diễn tấu của chị không ngừng được nâng cao. Về sau, tài năng của chị dần dần được người dân địa phương chú ý đến, chị được mời tham gia hiệp hội “Chang Ha” của huyện Mãnh Lạp và trở thành một trong những thành viên trong đó. Từ đó, mỗi khi huyện tổ chức các hoạt động chúc mừng lớn ví dụ như buổi liên hoan ca nhạc chúc mừng năm mới theo lịch Thái tổ chức hàng năm v.v, chị đều được mời tham gia biểu diễn.

20 năm trước, khi chị Ngọc Vọng Nam mới 16 tuổi, con đường nghệ thuật của chị đã có bước ngoặt quan trọng, chị được tuyển vào đoàn ca muá của châu. Bắt đầu từ đó, chị Nam chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp ca múa dân tộc Thái mà chị yêu thích.

Hiện nay, chị Ngọc Vọng Nam đã có thành tựu nghệ thuật về ca hát, diễn tấu và muá, chị có thể biểu diễn các thể loại bài hát khác nhau, ví dụ như khi biểu diễn cho thanh niên, chị hát những bài tình ca vui vẻ, êm dịu; khi biểu diễn cho người già, chị hát những bài hát miêu tả nhân vật hoặc câu truyện truyền thuyết hoặc những bài hát cải biên từ những bài thơ kể truyện dài. Ngoài ra, để tuyên truyền chính sách hữu quan của nhà nước và phổ biến tri thức khoa học, chị còn tự biên không ít ca khúc về mặt văn hoá, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ trẻ em v.v, rất được hoan nghênh.

Chị Ngọc Vọng Nam nói với tôi rằng, chị rất thích biểu diễn sáo và bầu Thái-hai nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thái. Bản nhạc các bạn vừa nghe là do chị Ngọc Vọng Nam biểu diễn bằng bầu. Mỗi khi đến ngày tết hoặc có các hoạt động chúc mừng, bản nhạc mà chị thổi sẽ rất rộn ràng vui vẻ. Còn khi đau buồn, thì làn điệu sầu thương làm cho người nghe không kìm nổi rơi nước mắt.

Trên con đường nghệ thuật lâu dài, chị Ngọc Vọng Nam đã hình thành phong cách biểu diễn độc đáo của mình. Khi biểu diễn, chị thường kết hợp hát, thổi sáo và múa với nhau, vừa hát vừa múa, giữa lúc hát còn biểu diễn sáo Thái. Có khi chị chỉ biểu diễn một trong những nội dung đó.

Sau khi nổi tiếng, chị không những tham gia các hoạt động biểu diễn trong nước, còn thường xuyên được mời sang một số nước Đông Nam Á biểu diễn, nhất là đến biểu diễn ở Thái Lan, chị được hoan nghênh nồng nhiệt. Chị nói:

“Nghệ thuật là không có danh giới, khán giả nước ngoài cũng rất thích văn hoá truyền thống và nghệ thuật ca múa của dân tộc Trung Hoa, họ đã hết lời khen ngợi bài hát và điệu múa do tôi trình diễn.”

Là một nghệ sĩ nổi tiếng của dân tộc Thái, chị thích nhất là đến các bản làng dân tộc Thái biểu diễn. Chị nói, dân tộc Thái là một dân tộc yêu thích ca múa, cho nên chị rất thích đến biểu diễn tại các bản làng, mang niềm vui đến cho dân làng. Mỗi khi chị biểu diễn, người già, thanh niên thậm chí trẻ con trong bản thường không kìm nổi xúc động mà hát múa theo cùng chị. Chị nói:

“Biểu diễn các bài hát truyền thống dân tộc là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Thái. Nếu thiếu nó thì giống như trên bàn ăn không có muối, cơm nếp, cuộc sống sẽ rất đơn điệu, sẽ không có thú vị nữa. Cho nên tôi rất thích biểu diễn ở các bản làng.”

Hiện nay, chị Ngọc Vọng Nam vẫn say mê theo đuổi sự nghiệp mà mình yêu thích trên con đường nghệ thuật ca múa dân tộc. Chị nói với tôi rằng, sau này chị sẽ sáng tác càng nhiều tác phẩm nghệ thuật, hiến dâng cho những khán giả mến mộ chị.