Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-17 22:23:27    
Đội hướng dẫn viên du lịch ngoại ngữ nữ của Quảng Tây

cri
Ở Trung Quốc có câu “Quế Lâm sơn thủy giáp thiên hạ, Dương Sóc sơn thủy giáp Quế Lâm”, huyện Dương Sóc thuộc thành phố Quế Lâm ở miền Bắc khu tự trị Choang Quảng Tây là nơi có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Hơn 10 năm trở lại đây, song song với sự phát triển của ngành du lịch, làm hướng dẫn viên du lịch đã trở thành một công việc mới của không ít người Choang ở địa phương, trong đó “Đội hướng dẫn viên du lịch ngoại ngữ nữ” của thôn Lịch rất nổi bật.

Thôn Lịch nổi tiếng vì có núi Mặt Trăng. Núi Mặt Trăng nằm gần thôn Lịch, giữa lưng chừng núi có một hang động tròn thiên nhiên, nhìn từ xa, hang động này giống như mặt trăng tròn treo trên núi, cho nên núi có tên “núi mặt trăng”. Thôn Lịch có một con đường ngắm trăng, đi trên con đường này, ngắm hang động trên núi, thì hang động sẽ hiện lên các hình dạng khác nhau từ mặt trăng tròn đến mặt trăng lưỡi liềm theo sự chuyển động của bước chân. Hiện tượng này đã trở thành một kỳ quan lớn của Dương Sóc. Ngoài ra, thôn Lịch còn có phong cảnh nông thôn thiên nhiên và thanh lịch. Cho nên, từ thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, du khách trong nước và nước ngoài đến thôn Lịch du lịch không ngừng tăng lên, trong đó, đa số là du khách nước ngoài.

Song song với sự phát triển của ngành du lịch, người thôn Lịch nhìn thấy các hướng dẫn viên du lịch biết tiếng nước ngoài có thể giao lưu với du khách nước ngoài rất thoải mái, vừa có thể kết bạn vừa có thu nhập kinh tế, cảm thấy rất khâm phục. Đồng thời, mỗi khi có khách nước ngoài hỏi đường người trong thôn và cần sự giúp đỡ, vì không biết tiếng, thường cảm thấy lúng túng không biết làm thế nào. Cho nên bắt đầu từ đó, người trong thôn đã có ý định phải học ngoại ngữ.

Ông Trần Thủy Bảo là ông chủ của một khách sạn tư nhân, năm nay ông mới xây xong một khách sạn đậm đà phong cách dân tộc, và đã tiến hành trang trí nội thất theo phong cách hiện đại hoá để thu hút càng nhiều du khách đến tham quan du lịch. Ông nói với phóng viên rằng, ông chỉ phụ trách công việc quản lý của khách sạn, còn công việc hướng dẫn du lịch và giao lưu với du khách thì dành cho vợ ông, tình hình như vậy khá phổ biến ở thôn Lịch. Ông nói:

“Trước kia làng tôi rất nghèo, chúng tôi sinh sống bằng nghề trồng rau. Về sau du khách ngày càng đông, phụ nữ trong thôn đi làm hướng dẫn viên du lịch cũng ngày càng nhiều.”

Ông Bảo giới thiệu rằng, nhiều năm nay, người dân trong làng học ngoại ngữ nhiệt tình nhất phải kể đến phụ nữ. Họ hội tụ vài ba người thành một nhóm để tập khẩu ngữ, có người thường mang theo “cuốn tiếng Anh 300 câu” trong túi áo, trong khi ăn cơm, làm ruộng cũng không quên học ngoại ngữ. Để học giỏi ngoại ngữ, họ thường học hỏi theo thanh niên trong làng hoặc những sinh viên đang theo học tại nhà trường, có người còn bỏ việc ruộng vườn mà đến huyện Dương Sóc theo học khẩu ngữ, có người thì theo học tại nhà trường ngoại ngữ chính quy của nhà nước. Họ dựa vào đức tính cần cù và nghị lực của mình đã khắc phục được khó khăn vốn có là trình độ văn hoá thấp, học ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn v.v. Hiện nay, các cô gái, chị em phụ nữ trong làng hầu như đều biết nói tiếng Anh, trong đó còn có hơn 50 người đã thi được giấy chứng nhận hướng dẫn viên du lịch, họ được người làng khác gọi là “Đội hướng dẫn viên du lịch ngọai ngữ nữ”.

Trong các hướng dẫn viên du lịch của thôn Lịch, có một hướng dẫn viên du lịch tuổi lớn nhất trong huyện, tên là Từ Tú Trân, năm nay 58 tuổi, bà còn có một tên rất đẹp, là “Mẹ mặt trăng”. Sau cái tên đẹp này có một câu chuyện rất cảm động, bà Từ Tú Trân nhớ rằng:

“Năm 1997, hai lưu học sinh Ca-na-đa đến đây du lịch, không may bị đau bụng, tôi chăm sóc họ, bôi dầu gió cho họ, nấu thuốc thảo dược cho họ uống, còn dẫn họ về nhà tôi ăn cơm. Sau họ khỏi hẳn, họ nói với tôi, ‘cô đối xử với bọn cháu tốt như thế giống như mẹ của cháu, cô lại ở dưới chân núi Mặt Trăng, bọn cháu gọi cô là Mẹ mặt trăng’ nhé”.

Từ đó, cái tên này đã được nhiều người biết đến, câu chuyện của bà Từ Tú Trân cũng được truyền tải trên mạng In-tơ-nét. Nhiều người sau khi hiểu biết “Mẹ mặt Trăng” qua mạng In-tơ-nét, khi đến Dương Sóc liền trực tiếp tìm đến mời bà làm hướng dẫn viên, cho nên danh tiếng của bà cũng ngày càng được nhiều người biết đến.

Bà Từ Tú Trân luôn mang theo một túi đó trên người, khi đi phỏng vấn bà, tôi chú ý đến, trong túi đựng đầy những huy chương kỷ niệm mà du khách các nước tặng cho. Trong túi còn có một sổ tay lưu bút, trong đó có lưu bút của du khách các nước, có chữ viết của nhiều nước như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha v.v. Phóng viên nhìn thấy có hai lưu học sinh Mỹ viết rằng: “ ‘Mẹ mặt trăng’ là người rất tốt, bà nấu cơm rất ngon. Bà vừa là hướng dẫn viên du lịch, vừa là người bạn hiền của chúng tôi, chúng tôi mong có thể gặp lại bà.”

Với sự động viên của “Đội hướng dẫn viên du lịch ngoại ngữ nữ”, người thôn Lịch học ngoại ngữ cũng ngày một đông. Do thôn Lịch không có trở ngại về tiếng nói, người trong làng lại hiền lành nhiệt tình, cho nên du khách các nước đến du lịch tại thôn Lịch cũng tăng từng năm. Ngoài thưởng thức cảnh đẹp thôn Lịch ra, họ còn thích ăn cơm nông dân, ở nhà nông dân cũng như giao lưu với người thôn Lịch. Hiện nay, ngành du lịch của thôn Lịch ngày càng thịnh vượng, mức sống của dân làng cũng ngày một tăng lên. Quan chức địa phương Trương Trí Cương giới thiệu với phóng viên rằng,

“Hiện nay 80% người trong thôn biết nói tiếng nước ngoài, ngay cả trẻ con cũng biết nói vài câu, có khoảng 50% các gia đình tham gia vào ngành du lịch. Hiện nay, trên 90% thu nhập của thôn đều đến từ ngành du lịch.”

Ông nói, song song với người biết ngoại ngữ ngày càng nhiều, quy mô của “đội hướng dẫn viên du lịch nữ” cũng không ngừng được mở rộng. Ngoài ra, những năm gần đây còn xuất hiện một hiện tượng mới, đó là nam giới cũng tham gia vào hàng ngũ hướng dẫn viên du lịch, họ cùng với các chị em phụ nữ tiếp tục cố gắng cho việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thôn Lịch.