Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-17 22:19:31    
Quan niệm để tóc mới của thanh niên dân tộc Tây Tạng

cri
Hiện nay, trên các đường phố của thành phố La Sa, bạn sẽ nhìn thấy những cô gái trẻ để tóc ngắn nhuộm màu vàng hoặc những chàng trai để tóc dài đến vai. Thế nhưng, mấy chục năm trước, nếu giới trẻ để tóc như vậy là không được người già chấp nhận, họ cho rằng đó là phản bội đạo đức, phản bội quy tắc của tổ tiên lập lên. Chuyên mục "Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa kỳ này xin giới thiệu với các bạn sự thay đổi về quan niệm để tóc của thanh niên dân tộc Tạng.

Từ xưa, dân tộc Tạng không phân biệt nam nữ đều để tóc dài và tết tóc. Trong vùng dân tộc Tạng, đã từng lưu truyền cách nói “nếu để tóc từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời, sẽ rất giỏi giang.”

Trên thực tế, chịu sự hạn chế của các nhân tố như môi trường sinh sống, điều kiện sản xuất v.v, nhiều lúc, tóc đã trở thành gánh nặng của người Tạng. Bà Cha-xi-chua-ma người Tạng năm nay 65 tuổi giới thiệu rằng, khi bà còn trẻ, toàn bận việc nhà, không còn thời gian để tâm đến mái tóc của mình, ngoài ngày 29 tháng 12 lịch Tạng hàng năm, theo phong tục truyền thống phụ nữ phải gội đầu ra, bình thường thì không mấy để ý, cho nên trong cả một năm, tóc của bà vừa bẩn vừa rối, khó chịu lắm.

Khác hẳn với quan niệm để tóc của bà Cha-xi-chua-ma, Trơ-chân năm nay 23 tuổi đã cắt tóc rất nhiều lần. Chị sinh ra trong thập niên 80, đối với vấn đề để tóc như thế nào, chị có quan niệm riêng của mình.

“Nên làm đầu tùy theo từng người hoặc yêu cầu của công việc. Ví dụ nếu bạn làm việc trong ngành báo chí hoặc giới văn thể, những công việc như thế này rất thời thượng, nếu bạn để tóc không kiểu cách thì người ta sẽ không nhìn thấy sự thay đổi về mốt.”

Anh Xi-đan-tôn-mi là thầy giáo trẻ dạy môn mỹ thuật ở một trường trung học của thành phố La-sa. Anh rất nổi tiếng trong vùng xung quanh nhà trường vì tạo hình mái tóc của anh thường xuyên thu hút ánh mắt của mọi người, và được người ta học theo. Anh đã từng để tóc dài, từng buộc tóc, cũng từng cắt tóc ngắn, nhuộm tóc v.v. Anh nói, mỗi lần thay đổi tạo hình mái tóc đều có thể mang lại cho anh một cảm giác mới mẻ, anh cảm thấy rất thú vị. Anh thích thay đổi, trong sự thay đổi anh mới có thể tìm được cảm hứng sáng tạo. Anh Xi-đan cho rằng, mỗi người nên có một vẻ đẹp khác nhau, giới trẻ càng nên theo đuổi cái đẹp.

“Người trẻ nên thích ứng một loại văn hoá tạo hình mái tóc mới, một quan niệm thẩm mỹ mới. Nên tiếp nhận nền văn hoá khác nhau, nên kết hợp hài hoà văn hoá bản địa với những cái mới từ bên ngoài nhập vào.”

Cũng như anh Xi-đan-tôn-mi, đối với giới trẻ người Tạng ngày nay mà nói, tạo hình mái tóc đã trở thành một phương thức thể hiện cá tính. Các cô gái người Tạng từ để tóc ngắn đến tai lúc đầu đến nhuộm tóc dài hoặc ngắn, hình thức khác nhau hiện nay; Còn các chàng trai trẻ người Tạng từ bím tóc tết Anh hùng, đến tóc đuôi gà, đến để tóc dài tóc ngắn xoã vai hiện nay, họ không những có lịch sử về sự thay đổi của tạo hình mái tóc riêng, mà còn có tiếng nói bằng mái tóc thể hiện sự lý giải đối với mốt của họ.

Đối với sự thay đổi để tóc của giới trẻ người Tạng, anh Đới Binh mở hiệu làm tóc có cảm nhận rất sâu sắc. Bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ 20, anh đã mở hiệu cắt tóc tại thành phố La-sa. Lúc đầu, anh thuê một quán nhỏ cắt tóc trên phố, nhưng làm ăn không đạt. Qua 10 năm phát triển, hiện nay, hiệu cắt tóc của anh đã phát triển thành một trung tâm thẩm mỹ lớn gồm làm tóc, làm đẹp, thể dục thẩm mỹ, mỗi ngày có rất nhiều người đến đó làm tóc, có lúc tới hơn trăm người. Điều làm anh Đới Binh cảm xúc là, giới trẻ thành phố La-sa hiện nay đặc biệt chú trọng tạo hình mái tóc.

“Năm 1995, chúng tôi thường xuyên cử thợ làm đầu đi Thành Đô, Quảng Châu, Thâm Quyến học tập, và mang về thành phố La-sa một số thuốc nhuộc tóc các màu. Lúc đó, người bản địa vẫn cho rằng màu đen là đẹp nhất, càng trang trọng càng tốt. Sau năm 2000, các cô gái trẻ người Tạng mạnh dạn tiếp nhận màu tóc đỏ, màu nâu, màu vàng, có thể nói là rất hiện đại. Sự yêu cầu về phẩm vị, màu sắc và tạo hình tóc ngày càng cao.”

Ông Ba-sang-vang-tui chuyên môn nghiên cứu phong tục văn hoá Tây Tạng cho rằng, sự thay đổi về mái tóc là một hình thức thể hiện sự thay đổi quan niệm của người Tây Tạng, cũng là một sự thể hiện quan trọng về xã hội Tây Tạng không ngừng đi lên con đường văn minh và hiện đại. Ông nói:

“Trên lịch sử, một đặc điểm nổi bật của văn hoá dân tộc Tạng là tính cởi mở. Dân tộc Tạng là một dân tộc bao dung, tiếp thu, học hỏi văn hoá của các dân tộc khác. Song song với giao lưu sâu sắc giữa Tây Tạng và nội địa tổ quốc, cùng với sự giao lưu giữa quốc tế, văn hoá Tây Tạng không ngừng hấp thu dinh dưỡng văn hoá tiên tiến. Trên thực tế, sự thay đổi về quan niệm mái tóc cũng là một hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển xã hội.”

Được biết, hiện nay chỉ riêng khu vực La-sa, đã có tới 500 hiệu làm tóc và chăm sóc sắc đẹp lớn nhỏ. Thanh niên người Tạng chú trọng làm đẹp không những thường xuyên thay đổi hình thức tóc để thể hiện quan niệm thẩm mỹ cũng như cá tính của mình, mà còn thầm lặng dẫn dắt một trào lưu mới trong dân tộc người Tạng.