Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-17 22:15:11    
Thăm khu dân cư dân tộc Hồi ở Tam Lý Hà Bắc Kinh

cri
Các bạn thân mến, khu dân cư Tam Lý Hà ở phía tây thành phố Bắc Kinh, có hơn 200 gia đình dân tộc Hồi. Phần lớn gia đình từ bé sinh sống và trưởng thành ở đây, cùng với các dân tộc Hán, dân tộc Mãn chung sống hoà thuận, tôn trọng lẫn nhau, hình thành bầu không khí đoàn kết, thân ái và giúp đỡ lẫn nhau. Trong chuyên mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa kỳ này, mời các bạn đến thăm khu dân cư Tam Lý Hà, cảm nhận đời sống sinh hoạt của dân tộc Hồi tại Bắc Kinh.

Sáng sớm, trong công viên Nguyệt Đàn ngay cạnh khu dân cư Tam Lý Hà, người tập nhảy, người đánh cầu lông, người nhảy dây, tập kiếm, tập Thái Cực Quyền v.v, cấu thành bức tranh luyện tập sức khoẻ buổi sáng muôn hình muôn vẻ.

Trong tiếng nhạc vui nhộn, chị em trong chiếc ao phông đỏ nhảy nhịp nhàng, nụ cười hạnh phúc hiện lên nét mặt.

Chị Mã Thụ Linh thường xuyên đến tập nhảy buổi sáng tại đây, chị nói, chúng tôi đến công viên lúc 7 giờ sáng, chị em tự động xếp thành hàng, mở máy ghi âm từ nhà mang đến, bắt đầu tập nhảy. Chị nói:

“Đến tập nhảy có dân tộc Hồi, dân tộc Hán và dân tộc thiểu số khác. Chúng tôi tập các bài nhảy vì sức khoẻ, nhảy DISCO trung lão niên và điệu múa dân tộc v.v. Tập múa vừa có lợi cho sức khoẻ vừa làm cho bầu không khí khu dân cư và đường phố sôi nổi hẳn lên.”

Đi vào khu dân cư Tam Lý Hà, những dẫy nhà cao tầng xếp gọn gàng, nhiều hàng cây, nhiều thảm cỏ và các loại dụng cụ thể dục, tất ca đã tạo cho bà con địa điểm nghỉ ngơi và giải trí. Ở giữa khu dân cư, có mấy ngôi nhà một tầng sạch sẽ, khang trang và một sân khá rộng. Đó là nơi tổ chức các hoạt động công cộng như cuộc họp uỷ ban khu dân cư, chiếu phim ngoài trời, triển lãm v.v.

Để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân cư trú ở đây, cuộc thi tìm hiểu về các dân tộc đang được tổ chức ở đây. Tham gia cuộc thi có đội đại biểu dân cư, đội đại biểu các cơ quan xung quanh, có dân tộc Hồi, dân tộc Hán. Họ chia thành 4 nhóm, trả lời các câu hỏi về phong tục hôn nhân, ẩm thực, lễ tết của các dân tộc thiểu số.

Ông Mã Đức Kỳ năm nay hơn 70 tuổi, là thành viên trong nhóm dân cư. Ông đội chiếc mũ trắng truyền thống của dân tộc Hồi, chòm râu bạc rất đẹp, mặc bộ quần áo côtôn trắng, trông ông quắc thước. Tuy tuổi đã cao, nhưng trí nhớ của ông rất tốt, mỗi lần đến lượt ông trả lời câu hỏi, ông đều trả lời trôi chảy và đúng.

Ông Mã từ bé sống tại Bắc Kinh, ông có tình cảm rất sâu sắc với thành phố Bắc Kinh. Ông thích nghe Kinh kịch, cứ mỗi lần đội Kinh kịch khu dân cư biểu diễn vào thứ tư hàng tuần, ông đều đi xem. Ông hăng hái tham gia các hoạt động tập thể của khu dân cư, ông thấy vui được chơi với các bạn khác trong khu. Nói đến cuộc sống tại Bắc Kinh, ông nói:

“Sống ở đây rất tiện. Tôi một ngày lên chùa làm lễ 5 lần, tôi dậy từ 4 giờ sáng lên chùa làm lễ. Chùa Tam Lý Hà cách nhà tôi không xa, đi chỉ mất 5, 6 phút.”

Phần lớn người dân tộc Hồi theo Đạo I-xlam, làm lễ hàng ngày là nội dung quan trọng trong đời sống của họ. Ở khu dân cư Tam Lý Hà, những người như ông Mã Đức Kỳ hàng ngày lên chùa làm lễ rất nhiều. Chùa I-xlam Tam Lý Hà xây gần khu dân cư có thể chứa hơn 1000 người, đã tạo điều kiện thuận lợi cho dân tộc I-xlam cư trú ở đây làm lễ.

Về mặt ẩm thực, người dân tộc Hồi kiêng khem rất nhiều. Họ không ăn thịt lợn, thịt chó, thịt ngựa, thịt luà, không ăn thịt dê và thịt bò do người không theo Đạo I-xlam làm thịt. Để giải quyết vấn đề này, vào đầu tháng, người phụ trách hữu quan của uỷ ban khu dân cư mời cơ quan hoặc cá nhân chuyên cung cấp thực phẩm cho người dân tộc Hồi, giúp dân ở đây có thể yên tâm mua thực phẩm đạo Hồi ngay trong khu.

Ông Vương Trí Bằng, chủ nhiệm ủy ban khu dân cư Tam Lý Hà là dân tộc Hồi. Ông cho biết, dân tộc thiểu số của khu dân cư Tam Lý Hà chiếm 1 phần 4 tổng dân số ở đây. Dân tộc thiểu số có nhiều phong tục tập quán độc đáo riêng của mình, các dân tộc tôn trọng lẫn nhau, mới có thể chung sống hoà thuận. Cho nên, bà con thường tổ chức các hoạt động như biểu diễn văn nghệ, cuộc thi tìm hiểu phong tục tập quán v.v để tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

“Qua các hoạt động như thế này, anh em các dân tộc có thể tìm hiểu phong tục tập quán của nhau, để mọi người cùng học tập, cùng tìm hiểu, cùng phát triển tiến lên.”

Quả thực, nếu bạn đi vào khu dân cư Tam Lý Hà, bạn có thể cảm thấy ngay bầu không khí đầm ấm đại gia đình các dân tộc. Cuối tuần, người phụ trách công tác y tế trong khu dân cư giới thiệu trí thức bảo vệ sức khoẻ; trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông, sinh viên về với gia đình thường tổ chức lớp học tập tiếng Anh, các lớp học thêm cho các em; ngày thường, thanh niên tình nguyện trong khu đến các gia đình có người già cô đơn, trải đầu, rửa mặt, nấu cơm cho họ v.v. những hoạt động thân yêu, giúp đỡ lẫn nhau này đã làm cho quan hệ láng giềng trong khu càng thêm đầm ấm, càng thêm hoà thuận.