Dân tộc Tạng sinh sống tại nóc nhà thế giới có lịch sử lâu đời và văn hoá truyền thống rực rỡ phong phú , Tây Tạng vì thế cũng là một khu vực cổ vật lớn . Phật giáo truyền vào Tây Tạng đã có lịch sử hơn 1300 năm , hình thành phật giáo Tây Tạng độc đáo , nó hội nhập vào lịch sử , văn hóa Tây Tạng , và thấm vào mọi mặt đời sống xã hội Tây Tạng . Chính phủ trung ương Trung Quốc và các cấp chính quyền địa phương Tây Tạng đều rất coi trọng việc bảo vệ di tích và cổ vật của Tây Tạng .
Thung lũng Ya-lông nằm ở khu vực Sơn Nam khu tự trị Tây Tạng , môi trường địa lý và điều kiện khí hậu được thiên nhiên ưu đãi đã nuôi sống nền văn hóa nông nghiệp sớm nhất của Cao nguyên Thanh Tạng , khiến nơi này trở thành cái nôi của văn minh Tây Tạng độc đáo . Người dân tộc Tạng nói với phóng viên rằng , nếu nói Tây Tạng là một cuốn sách lịch sử , thì vùng Sơn Nam là trang đầu của cuốn sách này . Trong tất cả 27 cơ sở bảo vệ cổ vật cấp nhà nước của Tây Tạng , 9 cơ sở nằm ở vùng Sơn Nam , bảo vệ các cổ vật và di tích của vùng này tức là bảo vệ cội nguồn của nền văn hóa dân tộc Tạng .
Năm 1981 , chính quyền khu vực Sơn Nam Tây Tạng thiết lập Ban quản lý cổ vật , năm 1997 đổi tên thành Cục bảo vệ cổ vật . Ngay từ thời lỳ đầu thành lập Ban quản lý bà Xi-lô đã làm công tác bảo vệ cổ vật Sơn Nam , hiện nay bà là cục trưởng Cục bảo vệ cổ vật . Bà từng tận mắt chứng kiến mọi nỗ lực của địa phương dành cho việc bảo vệ cổ vật trong 20 năm qua . Bà nói :
“ Từ năm 1982 đến nay , chúng tôi đã bảo vệ và tu sửa với mức độ khác nhau cho 53 ngôi chùa và 26 di tích cổ vật Sơn Nam . Cho đến cuối năm 2001 , đã đầu tư hơn 32 triệu đồng nhân dân tệ vào việc tu sửa và bảo vệ kiến trúc cổ .”
Ngoài ra , Cục bảo vệ cổ vật Sơn Nam đã tiến hành 3 cuộc điều tra cổ vật rộng khắp , qua đó nắm được tài liệu hoàn thiện nhất về tình hình chung của tài nguyên cổ vật khu vực Sơn Nam . Hiện nay , trong tất cả 12 huyện thuộc khu vực Sơn Nam đã có 8 huyện hoàn thiện việc biên soạn Văn vật chí của huyện , việc này rất bổ ích cho công tác bảo vệ cổ vật sau này .
Cùng với việc chính phủ trung ương thực thi chiến lược phát triển khu vực miền Tây , ngành du lịch đã trở thành ngành trụ cột thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển . Đi đôi với việc này , sự phát triển của ngành du lịch cũng tạo ra điều kiện vật chất tài trợ công việc bảo vệ cổ vật của địa phương . Chỉ riêng một năm rưỡi nay , chính quyền địa phương đã đầu tư 5 triệu đồng nhân dân tệ vào việc bảo vệ cổ vật . Thế nhưng giống như nhiều danh lăm thắng cảnh khác , cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với bảo vệ cổ vật , Cục bảo vệ cổ vật Sơn Nam đã kịp thời phát hiện vấn đề này , nêu ra một số biện pháp cải tiến . Cục phó Can-dui-gia-suo nói :
“ Du lịch mang lại cơ hội tốt đẹp cho công tác bảo vệ cổ vật của chúng tôi , chúng tôi và những ngành hữu quan đều ý thức rằng tài nguyên nhân văn cần phải được khai thác và sử dụng dưới tiền đề bảo vệ và tu sửa , nhận thức này đã thúc đẩy mạnh mẽ công việc của chúng tôi . Đồng thời , chúng tôi cần phải xử lý tốt quan hệ với ngành du lịch trong công tác sau này . Bất cứ hạng mục phát triển du lịch nào cũng phải được sự phê duyệt của ngành cổ vật mới được tiến hành . ”
1 2
|