Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-15 10:51:41    
Vài nét khái quát về tiếng phổ thông Trung Quốc

cri
Tiếng phổ thông Trung Quốc lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn, lấy tiếng phương bắc làm nền tảng, lấy văn bạch thoại hiện đại làm qui phạm ngữ pháp là hình thức tiêu chuẩn của Hán ngữ hiện đại. Tiếng phổ thông vừa là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán, cũng là ngôn ngữ chung của đại gia đình các dân tộc Trung Hoa.

“Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng Quốc gia Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” qui định: tiếng phổ thông là ngôn ngữ thông dụng Quốc gia. Dân tộc Trung Hoa đã hình thành ngôn ngữ chung của dân tộc mình trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội trường kỳ. Từ Nhã ngôn thời tiền Tần, Thông ngữ thời Nhà Hán đến tiếng Quan hoả thời Nhà Minh, Nhà Thanh, Quốc ngữ thời Trung Hoa Dân quốc đến tiếng phổ thông hiện đại, ngôn ngữ chung của dân tộc là có cùng một dòng dõi.

Tiếng phổ thông là ngôn ngữ văn hóa. Từ cổ chí kim, ngôn ngữ chung của dân tộc Hán đã kế thừa và chở nặng nền văn hoá Trung Hoa uyên bác. Kênh chính dạy tiếng phổ thông trong Nhà trường là các bài giảng văn, tuyệt đạt đa số các bài giảng về văn học, nghệ thuật, chính trị, khoa học... đều được viết bằng tiếng phổ thông, ngay cả Văn ngôn cũng được giảng giải và đọc bằng tiếng phổ thông, giáo trình giảng dạy các môn Sử, Địa, Toán-Ly-Hoá... đều được soạn bằng tiếng phổ thông. Về giảng dạy, Nhà nước yêu cầu các thầy, cô giáo phải giảng bằng tiếng phổ thông. Quá trình học tiếng phổ thông của học sinh là quá trình hấp thu nền văn hóa ưu tú của Trung Quốc và nước ngoài. Trình độ hiểu biết và khả năng nghe, nói, đọc và viết nhất định về tiếng phổ thông đã trở thành một trong những tiêu chí về tu dưỡng văn hóa.

Tiếng phổ thông là ngôn ngữ đẹp, có qui định đặc thù về hình thức, thống nhất về nội dung. Các thanh trầm, bổng, bằng trắc và âm tiết rành mạnh đã khiến cho Hán ngữ đậm đà tính âm nhạc một cách tự nhiên. Xét về hình thức, ngữ âm và tiết tấu đẹp của tiếng phổ thông đã thể hiện tính hình tượng có thể cảm giác được, là sự thăng hoa của sự đẹp về hình thức; Xét về nội dung, Hán ngữ bao gồm mọi mặt của xã hội, thể hiện lên giá trị thực dụng và nội hàm văn hoá mà bất cứ phương ngôn nào đều không thể sánh kịp. Hay cũng có thể nói rằng sự kết hợp giữa hình thức đẹp với giá trị thực dụng và giá trị văn hoá đã kết thành giá trị thẩm mỹ của tiếng phổ thông.