Theo sự tiến bộ của xã hội, hiện nay ở TQ cũng như VN hầu như không còn tình trạng con đàn, con đống, nhưng trong thời đại kinh tế thị trường, sự cạnh tranh rất quyết liệt, nên những cặp vợ chồng trẻ thường phải bỏ nhiều tâm sức vào công tác, để con cái cho cha mẹ, hoặc người giúp việc chăm nom, như vậy có thể yên tâm công tác.Nhưng giáo sư Viên Ái Linh và Ngô Sở Quỳnh của viện giáo dục khoa học, trường đại học sư phạm Hoa Nam TQ cho rằng nên tận khả năng tự nuôi dạy con cái .
Để phòng ngừa trẻ thơ xẩy ra những vấn đề về hành vi, những người làm cha mẹ phải chú ý mấy điểm sau đây .
Thứ nhất là tận khả năng tự mình nuôi dạy con cái .
Một mặt, về nhu cầu tâm lý con cái rất cần sự gần gũi với cha mẹ, một khi không làm được như vậy, sẽ khiến cháu thiếu thốn tình cảm hoặc cảm thấy mình bị bỏ rơi. Mặt khác, nếu như để cháu cho ông bà trông, trẻ nhỏ dễ bị qúa nuông chiều , hơn nữa sự chênh lếnh về trình độ văn hóa và quan niệm, thường là cách giáo dục không thích đáng. Nếu như gửi con cho họ hàng nuôi dạy, do lo ngại nuôi dạy không tốt thì ăn nói ra sao, ý thức trách nhiệm cao và áp lực nặng nề, thường khiến họ cảm thấy căng thẳng và lo ngại, vì vậy, họ hết sức nhạy cảm đối với những lời nói và hành động của trẻ nhỏ, đây đều là những nhân tố bất lợi .
Nên tạo môi trường tình cảm tốt đẹp .
Gia đình là môi trường mà trẻ thơ tiếp xúc sớm nhất, nên tác dụng trong thái độ cư xử đúng mức của cha mẹ đối với con cái, bầu không khí hòa thuận trong gia đình, sự nghiêm khắc mang tính giáo dục đúng mức và tấm gương của cha mẹ là điều kiện tất yếu của việc hình thành cá tính và cử chỉ tốt của đứa trẻ .Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải hòa thuận, bình đẳng, quan tâm và thương yêu lẫn nhau. Đứa trẻ được sinh sống và trưởng thành trong môi trường tình cảm ấm cúng, cháu sẽ cảm thấy tự do, thoải mái, ấm cúng, hạnh phúc, qua đó hình thành nhân cách lành mạnh .
Cha mẹ còn phải thường để ý quan sát những biểu hiện hàng ngày, chú ý sự thay đổi về tâm lý của con, nhất là khi có sự thay đổi về môi trường, như chuyển trường, chuyển nhà,v,v, để có thể ngăn chặn kịp thời những ý nghĩ lệch lạc ngay từ lúc ban đầu .
Chuyển trọng tâm, cải tiến phương pháp .
Hiện nay, có nhiều gia đình đặt trọng điểm giáo dục con cái vào việc học hành, hội họa và học đàn, coi giáo dục gia đình như là giáo dục trí lực và giáo dục kiến thức văn hóa , mà coi nhẹ việc bồi dưỡng phẩm chất lành mạnh của con người. Cha mẹ trong khi mở mang trí tuệ của con cái, lại càng phải chú ý đến sự lành mạnh về tâm lý, phải chuyển trọng tâm sang việc giáo dục sự lành mạnh về tâm lý và bồi dưỡng phẩm chất của con người,kịp thời phát hiện và uốn nắn những vướng mắc về tâm lý của con như : nhút nhát, nản chí, cách nhìn nhận lệch lạc, ghen tị, dối trá, cô độc, hoảng hốt,v,v, và kịp thời ngăn ngừa tránh xẩy ra những vấn đề do hành động gây ra .
Bản thân mình phải làm tốt để noi gương cho con cái .
Trong mỗi một đứa trẻ , đều có thể nhìn thấy hình bóng của cha mẹ. Đây không những là tác dụng của di truyền gien, mà là kết quả của tác dụng chung của sự ảnh hưởng lẫn nhau với nhiều nguyên nhân tâm lý như : tính tình, tình cảm, hành động, cách ăn nói,v,v. Nghiên cứu cho thấy, nếu như cha mẹ về tâm lý không có vướng mắc, thì tỷ lệ con cái của họ xảy ra vấn đề về hành động cũng thấp, còn một khi cha mẹ có vướng mắc về tâm lý, thì tỷ lệ con cái của họ xảy ra vến đề hành vi sẽ cao đến 60%. Đây cũng tức là, có một nửa vấn đề về hành vi của trẻ nhỏ liên quan chặt chẽ tới vấn đề tâm lý của cha mẹ không được lành mạnh .Vì vậy, muốn bồi dưỡng cho con có cá tính tốt, thì cha mẹ nhất định phải làm tốt bản thân mình, luôn chú ý lời nói và cử chỉ của mình .
Trong quan hệ với con cái, cách giáo dục, đặc trưng cá tính,tình hình khỏe mạnh về tâm lý của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi của trẻ. Cha mẹ nên tận khả năng tự nuôi dạy con cái, áp dụng phương thức giáo dục một cách dân chủ , gây dựng môi trường hòa thuận trong gia đình, hai vợ chồng nhất trí trong cách giáo dục, trạng thái tâm lý luôn lành mạnh, đây là những đìều kiện quan trọng bảo đảm việc phòng ngừa xẩy ra những vấn đề về hành vi của con cái .
|