Pa-ba-la-khang ở tầng trên Xư-xi-ping-suô cũng là một trong những kiến trúc sớm nhất . Bức tượng phật đặt tại đây nghe nói là chân dung của Sung-chan-can-bu , phía trước phật đường có bức hoành phi của vua Đồng Trị đời nhà Thanh với dòng chữ “ Phúc điền diệu quả” . Kể từ Đạt-lai thứ 5 , Nhà Thanh đã tăng cường quản lý đối với Tây Tạng , Đạt-lai cũng dần dần mật thiết mối quan hệ với triều đình Nhà Thanh . Tất cả những điều này đều có thể tìn thấy những bằng chứng thuyết phục trong cung Pu-ta-la . Các đời Đạt-lai năm nào cũng phải định kỳ vái lạy trước chân dung và bài vị để tỏ lòng với quân chủ .
Cung Pu-ta-la không có khác biệt gì lớn đối với các chùa chiền khác , nhưng tại sao lại không gọi là chùa mà gọi là Cung ? Thì ra cung Pu-ta-la được xây dựng vào thời kỳ vương triều Thổ Phan , lúc đó phật giáo vẫn chưa thống trị Tây Tạng và Tây Tạng vẫn chưa phải là một xã hội kết hợp giữa chính trị với tôn giáo . Cung Pu-ta-la được xây dựng hoành tráng vì nó là nơi ở của nhà vua , cần phải thể hiện sự uy nghiêm mà thôi . Lúc đó trong cung chưa có nhiều tượng phật và tháp phật và cũng không có ai đến hành hương . Từ khi được triều đình Nhà Thanh sắc phong và dành được địa vị đứng đầu cả về chính trị lẫn tôn giáo, Đạt-lai thứ 5 mới từ chùa Chơ-pang chuyển về đây , do đó tính chất của cung Pu-ta-la đã thay đổi . Nó không những là trụ sở của cơ quan chính quyền địa phương mà còn là nơi ở lớn nhất của các phật sống Tây Tạng . Như vậy màu sắc tôn giáo trở nên đậm nét hơn , và nơi ở của Đạt-lai được coi là hóa thân của “ thần” cũng trở nên vùng đất thánh để mọi người đến tế lễ . 1 2 3
|