Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-06 14:56:40    
Sự xuất hiện của các giáo phái và đặc điểm của nó

cri
Có 5 giáo phái có ảnh hường khá lớn .

Giáo phái Ninh-ma (Hồng giáo) hình thành vào thế kỷ thứ 11 , là một giáo phái hình thành sớm nhất trong phật giáo Tây Tạng . Do giáo phái này hấp thu và giữ lại rất nhiều bản sắc của đạo địa phương , coi trọng tìm tòi và khai thác những kinh điển được các tín đồ phật giáo cất giấu trong thời kỳ nhà vua Lang-đa-ma tiêu diệt phật giáo và cho rằng giáo phái của họ là phật giáo được truyền lại từ thế kỷ thứ 8 . Bởi vậy mới đặt tên cho giáo phái là Ninh-ma . Trong tiếng Tạng Ninh-ma có nghĩa là cổ và cũ . Hiện nay Hồng giáo không những vẫn đang được truyền bá tại khu vực Tây Tạng TQ mà còn được truyền tới các nơi như Ấn-độ , Bu-đan , Nê-pan , Bỉ , Hy Lạp , Pháp và Mỹ .

Giáo phái Gơ-đang được sáng lập vào năm 1056 . Trong tiếng Tây Tạng Gơ là chỉ phật ngữ , Đang là chỉ giảng dạy . Gơ-đang có nghĩa là dùng sự giáo huấn của phật để hướng dẫn cho người đời châp nhận những đạo lý của phật giáo .

Đến thế kỷ 15 giáo phái Gơ-lu nổi lên , tất cả các sư sãi và chùa chiền của giáo phái Gơ-đang đều chuyển thành giáo phái Gơ-lu , và từ đây giáo phái Gơ-đang biến mất trong xã hội Tây Tạng .

Giáo phái Xa-che (Hoa giáo) được sáng lập vào năm 1073 . Do chùa Xa-che , ngôi chùa chính của giáo phái này nằm trên vùng đất có màu tro bạc , nên mới gọi là Xa-che , vì trong tiếng Tạng Xa-chê là màu tro bạc . Do tường vây của các chùa chiền thuộc giáo phái này đều sơn thành ba màu đỏ , trắng và đen , nên mới gọi là Hoa giáo .

Giáo phái Gơ-truy (Bạch giáo) được sáng lập vào thế kỷ 11 , coi trọng học tập mật tông trong khi học mật tông phải thông qua việc truyền miệng, bởi vậy mới gọi là giáo phái Gơ-truy , vì trong tiếng Tạng Gơ-truy ý nói là truyền miệng . Do người sáng lập của giáo phái này là Ma-ở-ba và Mi-la-rư-ba khi tu hành đều mặc áo cà-sa trắng , nên giáo phái này còn được gọi là Bạch giáo .

Giáo phái Gơ-lu (Hoàng giáo) đước sáng lập vào năm 1409 , là được hình thành trong quá trình cải cách tôn giáo của nhà cải cách tôn giáo Chung-kha-ba nổi tiếng trong lịch sử phật giáo Tây Tạng thế kỷ 15 , và cũng là một giáo phái hình thành muộn nhất trong phật giáo Tạng . Chung-kha-ba sinh ra trong thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa triều đại Pa-chu và triều đại Xa-che ở Tây Tạng , các sư sãi bậc trên không những tham gia trực tiếp vào cuộc tranh giành quyền lực chính trị và kinh tế , mà còn có cuộc sống ngày càng hủ bại và dần dần mất lòng tin trong nhân dân . Trước tình hình này , Chung-kha-ba đi giảng kinh ở khắp nơi và viết sách với lời hiệu triệu coi trọng các điều cấm của phật giáo , phê phán các sư sãi không tuân thủ các điều cấm và tích cực đẩy mạnh việc cải cách phật giáo ở Tây Tạng . Tháng giêng năm 1409 , Chung-kha-ba xây dựng chùa Can-tan nổi tiếng , sáng lập ra giáo phái Gơ-lu nghiêm khắc tuân theo các điều cấm . Do Chung-kha-ba và những người theo ông đều đội mũ sư màu vàng , nên mới gọi là Hoàng giáo . Sau khi sáng lập , Hoàng giáo lần lượt xây dựng lên các chùa như Chơ-pang , Xơ-la , Gia-xơ-luân-bu , Tha-ơ , La-pu-lâng , những chùa này cùng với chùa Can-tan được mệnh danh là 6 chùa lớn của giáo phái Gơ-lu . Ngoài ra Hoàng giáo còn sáng lập ra hai hệ thống truyền thế phật sống lớn nhất là Đạt-lai và Pên-xê .