Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-06 14:54:49    
Khái quát về phật giáo Tây Tạng

cri
Trung Quốc là một nước đa tôn giáo , ba đạo lớn trên thế giới là đạo Phật , đạo Thiên chúa và đạo Hồi ở TQ đều có tín đồ , tổ chức và cơ sở hoạt động . Trong đó Phật giạo được chia thành 3 dòng lớn là phật giáo hệ Hán ngữ (được truyền vào từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên ), Phật giáo hệ Tạng ngữ (thế kỷ thứ 7 công nguyên) và Phật giáo hệ ngữ Ba-li . Phật giáo Tây Tạng chính là chỉ phật giáo hệ Tạng ngữ trong 3 dòng nói trên và thường gọi là Phật giáo Tạng hay còn gọi là đạo Lạt-ma . Phật giáo Tạng có ảnh hưởng rộng và sâu sắc trong đồng bào dân tộc Tạng . Sau khi được truyền vào từ thế kỷ thứ 7 phật giáo đã dần dần thâm nhập vào lịch sử , chính trị , kinh tế , văn hóa , giáo dục , phong tục tập quán và trở thành tôn giáo được tín ngưỡng rộng rãi nhất trong đồng bào dân tộc Tạng . Sau ngày giải phóng , Tây Tạng đã tu sửa , mở cửa hơn 1400 chùa chiền và các cơ sở hoạt động tôn giáo .Hiện nay 34 nghìn hoà thượng , chủ trị và tăng ni tiến hành nghiên cứu kinh phật , giáo nghĩa và triển khai các hoạt động tôn giáo một cách tực do tại các chùa chiền , còn đông đảo quần chúng theo đạo thì mở am phật , phật đường , tụng kinh cầu nguyện tại nhà và còn đi hành hương tại các nơi dưới chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của chính phủ Trung Quốc .

Phần lớn số dân ở khu tự trị Tây Tạng đều tín ngưỡng phật giáo Tạng . Ngoài ra còn có khoảng 2 nghìn người theo đạo Hồi và khoảng 600 người theo đạo Thiên Chúa .

Phật giáo Tạng là một chi của phật giáo Trung Quốc . Vào thế kỷ thứ 7 công nguyên , phật giáo lần lượt từ khu vực trung nguyên của Trung Quốc và từ Nê-pan truyền vào khu vực Tây Tạng , và trước hết được lưu truyền trong các quan lại , qúi tộc , sau đó dần dần mở rộng tới dân gian . Trong quá trình này còn không ngừng có các cao tăng phật giáo từ Ấn-độ và Ca-xơ-mia đến truyền đạo tại cao nguyên Thanh-Tạng và hấp thu hội nhập với tôn giáo nguyên thủy vốn có của Tây Tạng , hình thành phật giáo hệ Tạng ngữ cũng tức là Phật giáo Tạng ngày nay .

Phật giáo Tạng có đặc điểm riêng của nó . Chẳng hạn như chế độ truyển thế của phật sống là có một không hai của phật giáo Tạng . Trong quá trình phát triển lâu dài còn hình thành nhiều giáo phái , chủ yếu giáo phái Ninh Ma(Hồng giáo), giáo phái Xa-che (Hoa giáo) , giáo phái Cơ-truy (Bạch giáo) , giáo phái Gơ-lu(Hoàng giáo) ...Trong đó giáo phái Gơ-lu do Chung-ca-pa tiến hành cải cách tôn giáo và sáng lập vào đầu thế kỷ 15 là có ảnh hưởng lớn nhất . Giáo phái này sau hình thành hai hệ thống phật sống lớn là Đạt-lai và Pên-xê .

Tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo là chính sách cơ bản về tôn giáo của chính phủ Trung Quốc . Khu tực trị Tây Tạng cũng thi hành chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo như các nơi khác trong cả nước . Sự biểu đạt hoàn chỉnh của chính sách này là : công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo . Có quyền tự do tín ngưỡng loại tôn giáo này và quyền tự do tín ngưỡng loại tôn giáo kia . Có quyền tự do theo đạo mà trước kia không theo , cũng có quyền tự do thôi theo đạo mà trước kia đã theo . Trong nội bộ của cùng một tôn giáo có quyền tự do tín ngưỡng giáo phái này và quyền tự do tín ngưỡng pháo phái kia .