Trước khi uống trà, khách phải dùng ngón tay phải áp út nhúng một ít nước trà trong bát, rồi giơ ngón tay lên, búng búng ba cái trên không để bày tỏ hiến dâng cho thần, cho rồng và cho đất. Khi uống trà, không được uống vội, uống quá nhanh, mà phải thổi nhẹ lớp bơ nổi trên mặt nước trà, uống mấy hớp, còn lại khoảng nửa bát, chờ cho chủ nhà rót thêm rồi mới uống tiếp. Khi uống, không được phát ra tiếng, mà phải uống nhẹ nhàng từng ngụm một. Nếu uống quá vội, sẽ bị chủ nhà cho là không có gia giáo. Uống trà không được nốc cạn một hơi, càng không được uống xong một bát là rời bỏ đi ngay, thường thì uống ba bát là tốt lành nhất, tại La-sa có câu ngạn ngữ là: Uống một bát trở thành kẻ thù.
Chan-pa là món ăn quan trọng của đồng bào dân tộc Tạng. Chế biến chan-pa rất đơn giản, chỉ cần đem lúa mì thanh khoa (một loại đại mạch, màu trắng và màu tím thâm) phơi khô, rồi xay thành bột, thế là trở thành Chan-pa. Khi ăn, bỏ chan-pa vào bát, rót một chút trà bơ vào, cài ngón tay cái vào miệng bát, cùng bốn ngón còn lại cứ xoay vòng bát liên tục, cho đến khi bơ và chan-pa hoà đều, nắm thành nắm rồi mới ăn.
Thịt khô hong gió là món ăn hết sức đặc sắc của người Tây Tạng. Đến cuối năm, khi nhiệt độ thấp dưới âm độ, thái thịt bò, thịt cừu thành từng miếng dài, rồi đem treo ở nơi râm mát, để gió thổi cho thịt khô, đến tháng 2 tháng 3 sang năm khi lấy ra ăn, thịt không những xốp và giòn, mà mùi vị rất đặc biệt, ăn xong sẽ còn nhớ mãi.
Rượu Thanh khoa là loại rượu nhẹ được cất bằng lúa thanh khoa, già trẻ gái trai dân tộc Tạng đều thích uống loại rượu này, đây là đồ uống không thể thiếu được trong những ngày hội, công nghệ cất rượu thanh khoa rất đặc biệt. Trước hết rửa sạch thanh khoa rồi đem nấu chín, chờ cho nguội mới cho men rượu vào, rồi bỏ vào bình gốm hay thùng gỗ bịt kín miệng lại cho nó lên men, hai ba ngày sau, rót nước sạch vào đậy nắp, chỉ cách một hai ngày là thành rượu thanh khoa. Rượu thanh khoa màu vàng da cam, có vị chua ngọt, nồng độ cồn rất thấp, tương tự như bia hơi vậy. Uống rượu thanh khoa đòi hỏi phải uống “ba ngụm một cốc”, tức là, uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, ngụm thứ ba uống cạn cả cốc. Thường thì trên tiệc rượu, trai gái chủ nhà vừa hát vừa dâng rượu. Trong bữa tiệc lớn thịnh soạn, có thiếu nữ chuyên dâng rượu, các cô vận trang phục sang trọng nhất , ca bài hát chúc rượu say mê lòng người nhất, rồi luân phiên mời khách uống rượu, cho đến khi khách uống say mới thôi.
Ẩm thực tại các khu nông nghiệp hay khu chăn nuôi có đặc sắc riêng. Ẩm thực tại khu chăn nuôi ngoài ăn chan-pa và bột mì ra , còn có thể chia một cách đơn giản là “hồng thực ” và “bạch thực”. “Hồng” có nghĩa là thịt, còn “bạch ” có nghĩa là sữa. Mùa hè thường “bạch thực” làm chính, mùa đông “hồng thực” làm chính. Món ăn nổi tiếng của khu chăn nuôi là món thịt cừu, món lòng cừu nướng và thịt khô hong gió ăn bốc tay . 1 2
|