Đại lễ hội truyền Chiêu:
Ngày lễ tôn giáo lớn nhất Tây Tạng,cũng gọi là truyền đại chiêu.Diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng giêng lịch Tạng, do người sáng lập dòng Gru tên là Zông-khơ-pa mở một buổi đại lễ cầu nguyện tại La-sa năm 1409 tiếp diễn đến nay.Trong thời gian này,các nhà sư của ba ngôi chùa lớn của Tây Tạng tập trung đến chùa Đại Chiêu La-sa,tụng kinh cầu nguyện , đồng thời tổ chức thi học vị Cơ-xi.Đông đảo tín đồ phật giáo Tây Tạng và các nơi khác cũng đến đây hành hương.
Lễ hội hoa đăng bơ
Ngày 15 tháng giêng lịch Tạng là ngày cuối cùng của Đại pháp hội truyền Chiêu.Để chúc mừng thắng lợi của Thích Ca Mâu Ni biện luận với các giáo phái khác,mọi người tập trung tại phố Bát Khoách (còn gọi là phố Tám Góc),ban ngày lễ phật,tụng kinh,ban đêm bắc các giàn hoa ra phố,trên đặt các tượng,cây hoa lá,chim thú v,v làm bằng bơ màu,đồng thời thắp đèn bơ để cầu may.Mọi người vừa múa vừa hát,rất náo nhiệt.
Hội đua ngựa Chiang-chư
Hoạt động đua ngựa bắn tên rất phổ biến tại các nơi Tây Tạng,kể từ năm 1408 bắt đầu được coi là hoạt động đua tranh cố định của ngày hội ở Chiang-chư.Hội đua ngựa trước đây chỉ có ba môn là đua ngựa,bắn tên và cưỡi ngựa bắn tên.Còn hội đua ngựa ngày nay ngoài giữ lại các hoạt động kể trên ra,còn tăng thêm các hoạt động văn hóa thể thao và trao đổi vật tư,đã trở thành ngày hội dân tộc địa phương long trọng nhất hàng năm tại các nơi Tây Tạng.
Hội văn hóa Ya Long
Văn hóa Ya Long là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc Tây Tạng.Hội văn hóa Ya Long tức là thể hiện hơn nữa với mọi người bản sắc nền văn hóa truyền thống ưu tú Ya Long,cũng là để thể hiện bộ mặt mới mẻ ngày nay.Trong thời gian ngày hội,có tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc phong phú đa dạng,ca múa dân tộc,hý kịch Tây Tạng,và có cả biểu diễn trang phục dân tộc lộng lẫy đa dạng.Hội văn hóa Ya Long mang đến cho du khách các nơi một thời gian thư dãn tốt đẹp tại thị trấn Trơ-đang.
1 2
|