Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-03 10:48:49    
Giới thiệu vài nét về Tây Tạng

cri
Vi : Xin chào qúy vị và các bạn , Thúy Vin rất vui lại được gặp qúy vị và các bạn trong chương trình Vườn văn hóa .

Thanh : Xin chào qúy vị và các bạn , tôi là Nguyễn Thanh . Hoan nghênh qúy vị và các bạn theo dõi chương trình hôm nay .

Vi : Anh Nguyễn Thanh ơi , anh có biết bản nhạc này của dân tộc nào không ?

Thanh : Đây có phải là bản nhạc dân tộc Tạng không ?

Vi : Anh nói đúng đấy . Nói đến Tây Tạng , người ta luôn luôn cảm thấy đó là một nơi vừa thần bí vừa thiêng liêng . Núi Hi-ma-lay-a đứng nguy nga , sông Ya-lu-dan-bu chảy cuồn cuộn , thảo nguyên rộng mênh mông , người dân tộc Tạng hát hay múa giỏi , văn hóa nghệ thuật muôn mầu muôn vẻ , tất cả những điều đó đều thu hút người trong và ngoài nước đi tìm hiểu và mơ ước có ngày đặt chân tới mảnh đất này .

Thanh : Thưa quý vị và các bạn , trong chương trình Vườn văn hóa hôm nay . chúng tôi giới thiệu vài nét về Tây Tạng với quý vị và các bạn , mong qúy vị và các bạn theo dõi .

Thanh : Trước hết chúng tôi giới thiệu về vị trí địa lý của Tây Tạng .

Vi : Khu tự trị Tây Tạng nằm ở vùng biên cương tây nam Trung Quốc , miền tây nam Cao nguyên Thanh Tạng . Từ phía nam sang phía bắc dài 1000 ki-lô-mét , từ phía đông sang phía tây dài 2000 ki-lô-mét , tổng diện tích khu tự trị Tây Tạng đứng thứ hai cả nước với hơn 1 triệu 200 nghìn ki-lô-mét vuông , bằng 12,8% tổng diện tích đất đai cả nước .

Thanh : Cao nguyên Thanh Tạng lấy Tây Tạng làm chủ thể là cao nguyên cao nhất trên thế giới . Địa thế của Cao nguyên Tây Tạng từ phía tây bắc nghiênh về phía đông nam , từ độ cao bình quân trên 5000 mét so với mặt biển dần dần hạ xuống tới khoảng 4000 mét so với mặt biển .

Vi : Hai mùa : muà khô và muà mưa của Tây Tạng phân chia rõ rệt , nói chung , từ tháng 10 đến tháng 4 sang năm là muà khô , từ tháng 5 đến tháng 9 là muà mưa . Địa thế của Tây Tạng phía tây bắc cao , phía đông nam thấp , độ cao so với mặt biển từ khoảng 5000 mét xuống còn mấy trăm mét , vì thế loại hình khí hậu từ phía đông nam sang phía tây bắc lần lượt là : nhiệt đới , á nhiệt đới , ôn đới cao nguyên , á ôn đới cao nguyên , hàn đới cao nguyên .

Thanh : Hiện nay , dân số của khu tự trị Tây Tạng lên tới hơn 2 triệu 600 nghìn người , trong đó 92% là người Tạng .

Vi : Anh Nguyễn Thanh ơi , có lẽ thính giả Việt Nam rất muốn tìm hiểu lịch sử Tây Tạng . Anh cho biết Tây Tạng được hình thành và phát triển như thế nào đi ?

Thanh : Lịch sử Tây Tạng là một vấn đề rất lớn . Vì thời gian chương trình có hạn , Nguyễn Thanh đành phải giới thiệu sơ qua về vấn đề này với quý vị và các bạn thính giản . Diện mạo của khu vực Tây Tạng trong thời kỳ chưa có sử sách ghi chép như thế nào hiện nay vẫn chưa rõ , cổ vật thời kỳ đồ đá cũ chứng minh rằng , ít nhất 50 nghìn năm trước , tại cao nguyên miền bắc Tây Tạng đã xuất hiện dấu ấn hoạt động của loài người . Việc khai quật hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá mới phát hiện ánh sáng bình minh của nền văn minh cao nguyên Tây Tạng trong 5000 năm . Trước và sau công nguyên , bộ lạc Ya-lung ở thung lũng dòng sông nằm ở phía nam Tây Tạng xuất hiện và từng bước xây dựng lên Vương triệu Thổ Phan vừa chinh chiến bốn phương vừa có sự giao lưu thường xuyên với vùng Trung Nguyên . Năm 630 sau công nguyên , Sung-dan-can-pu lên ngôi , xây dựng chính quyền liên minh quân sự chế độ nô lệ Thổ Phan thống nhất . Năm 641 sau công nguyên , Sung-dan-can-pu cưới công chúa Văn Thành nhà Đường làm vợ , mở ra trang sử mới về giao lưu hữu nghị giữa hai dân tộc Hán và Tạng cho đến cuối thế kỷ 9 . Sau khi vương triệu Thổ Phan đổ vỡ , khu vực Tây Tạng đã trải qua mấy trăm năm cát cứ và chiến loạn , đến nhà Nguyên ở thế kỷ 13 , Tây Tạng mới chính thức được đưa vào bản đồ Trung Quốc . Từ nhà Minh đến nhà Thanh , mối quan hệ giữa Tây Tạng với Tổ quốc được thắt chặt hơn nữa , chính trị , kinh tế và văn hóa của Tây Tạng được phát triển . Năm 1951 , chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc và chính quyền Tây Tạng ký hiệp nghị Biện pháp giải phóng hoà bình Tây Tạng , Tây Tạng thực hiện giải phóng hoà bình , đến năm 1959 , Tây Tạng thực thi công cuộc cải cách dân chủ , từ đó bước vào xã hội hiện đại dân chủ nhân dân .

Vi : Người ta đều nói Tây Tạng thần bí , thế Tây Tạng thần bí ở những chỗ nào ?

Thanh : Tôi nghĩ , Có lẽ vì Tây Tạng có nhiều phong tục tập quán hoàn toàn khác với những nơi khác , với lại , tôn giáo Tây Tạng , ví dụ : chế độ phật sống chuyển thế v v... cũng khiến người ta cảm thấy thần bí và thiêng liêng . Đã nói đến tôn giáo , hay là chúng ta giới thiệt sơ qua về tình hình tôn giáo Tây Tạng với qúy vị và các bạn thính giả ?

Vi : Vâng . Phần lớn người Tây Tạng đều tín ngưỡng phật giáo Tây Tạng . Phật giáo Tây Tạng là một chi nhánh của Phật giáo Trung Quốc . Thế kỷ 7 , phật giáo từ vùng Trung Nguyên Trung Quốc và Ni-pan truyền vào Thổ Phan , lưu truyền trong vương hầu quý tộc trước , rồi mới dần dần phổ biến trong dân gian . Qúa trình truyền bá của phật giáo Tây Tạng chia thành thời kỳ tiền hồng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 9 và thời kỳ hậu hồng từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20 . Trong thời kỳ hậu hồng dài đằng đẵng , có cao tăng phật giáo Ấn độ và Ca-xơ-mia thường lên Cao nguyên Thanh Tạng truyền pháp , đồng thời tiếp thu và hoà nhập tôn giáo nguyên thủy vốn có của Tây Tạng là bản giáo , hình thành phật giáo Tây Tạng—phật giáo hệ Tạng Ngữ thuộc phật giáo Đại Thừa . Phật giáo Tây Tạng có những đặc điểm riêng của nó, ví dụ : phật sống chuyển thế mà anh vừa nhắc tới là chế độ chỉ có phật giáo Tây Tạng mới có . Trong quá trình phát triển , còn hình thành nhiều giáo phái , chủ yếu là : giáo phái Ninh Ma , giáo phái Sa-gia , giáo phái Gejiu, gíao phái Gơ-lu . Trong đó giáo phái Gơ-lu có sự ảnh hưởng lớn nhất , sau đó hình thành hai hệ thống phật sống lớn là Đạt-lai và Ban Thiền .

Thanh : Thưa quý vị và các bạn , từ ngày 4 đến ngày 18 tháng này , Tuần văn hóa Tây Tạng Trung Quốc năm 2003 do Hội giao lưu văn hóa đối ngoại Trung Quốc và phân hội giao lưu văn hóa đối ngoại khu tự trị Tây Tạng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại Băng-cốc và 3 thành phố khác của Thái Lan . Đoàn đại biểu gồm 70 người , trong đó có học giả Tây Tạng học , nghệ sĩ , nhân sĩ giới tôn giáo v v...Trong thời gian này , sẽ thông qua triển lãm tranh ảnh , điện ảnh , truyền hình , biểu diễn văn nghệ và giao lưu giữa các nhà Tây Tạng học với phật sống giới thiệu lịch sử văn hóa lâu đời , phong tục độc đáo của Tây Tạng . Năm 2001 và 2002 , Trung Quốc đã lần lượt tổ chức Tuần văn hóa Tây Tạng tại Ô-xtrây-li-a , Niu Di-lơn , Bỉ và Ca-na-đa , đều gây tiếng vang lớn tại nơi đó và có ảnh hưởng sâu xa cho đến bây giờ . Lần này là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc tổ chức tuần văn hóa Tây Tạng quy mô lớn tại Thái Lan .

Vi : Mình rất muốn đi Thái Lan tham gia tuần văn hóa Tây Tạng lần này .

Thanh : Mình thì rất muốn đi Tây Tạng , để thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ và văn hóa dân tộc lâu đời đa dạng của Tây Tạng , về kể với qúy vị và các bạn thính giả .

Vi : Thưa qúy vị và các bạn , quý vị và các bạn muốn tìm hiểu mặt nào của Tây Tạng ? Hãy viết thư cho chúng tôi biết nhé .