Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-02 14:01:51    
Dân tộc Hô-chê tạm biệt ngư thuyền

cri
Gần đây, phóng viên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đã đến thành phố Đồng Giang nằm ở tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc TQ-một nơi tập trung cư trú của dân tộc Hô-chê. Trong lúc đi thăm hai xã dân tộc Hô-chê, phóng viên nhìn thấy hàng dãy nhà gạch màu đỏ tươi, rất đẹp mắt, còn có những nhà lầu hai tầng, được biết những dãy nhà đó là do chính phủ địa phương hỗ trợ xây dựng cho người Hô-chê, phóng viên còn nghe nói mỗi gia đình đều có ti-vi, điện thoại và nước máy.

Dân tộc Hô-chê là một trong những dân tộc thiểu số với số dân tương đối ít, chỉ có khoảng hơn 4000 người, chủ yếu sinh sống tại khu vực Đông Bắc, họ sống bằng nghề đánh cá, săn thú, từ đời này sang đời khác. Những năm gần đây, do nguồn cá ngày càng khô cạn, cùng với nhà nước áp dụng biện pháp bảo vệ động vật hoang dã, người Hô-chê bắt đầu dần dần loại bỏ phương thức lao động và sinh hoạt trước kia, tạm biệt cuộc sống trên thuyền.

Thị trưởng thành phố Đồng Giang Vương Dục Hoa giới thiệu rằng, trước kia, đời sống của người Hô-chê rất khó khăn. Kể từ khi chính quyền thành phố thực thi điều chỉnh kết cấu ngành nghề vào 7 năm trước, người Hô-chê bắt đầu học làm kinh doanh, có người trồng mộc nhĩ, có người mở quán ăn, có người bán hàng cho du khách, còn một số người hoài cổ thì đưa những trang phục truyền thống làm bằng da cá của dân tộc Hô-chê vào thị trường, để môn thủ công mỹ nghệ truyền thống này có thêm một phương thức mới giữ gìn và lưu truyền. Thị trưởng Vương Dục Hoa giới thiệu: hiện nay, 95% người Hô-chê đã đi lên con đường giàu có.

“Chúng tôi động viên, tổ chức và hướng dẫn người Hô-chê tận dụng tài nguyên rừng, tài nguyên đất phong phú để phát triển các loại cây công nghiệp, phát triển nuôi trồng mộc nhĩ, phát triển nuôi trồng các loại nấm ăn, đồng thời phát triển ngành du lịch xoay quanh chủ đề văn hoá dân tộc Hô-chê.”

Ông Ưu Kim Ngọc năm nay 68 tuổi, trước kia làm việc ở một xã dân tộc Hô-chê địa phương. Khi phóng viên đến nhà ông phỏng vấn, thấy ông đang đóng gói mộc nhĩ mới hái. Ông nói, trước kia chỉ sống bằng nghề đánh cá và săn bắn, đời sống hết sức khó khăn, bây giờ thay bằng trồng mộc nhĩ, đời sống của gia đình ông khá hơn nhiều so với ngày trước. Trong nhà đầy mộc nhĩ, phóng viên nói chuyện với ông.

Ưu: “Năm nay tôi đã hái được 15 túi mộc nhĩ.”

Phóng: “15 túi mộc nhĩ là bao nhiêu ki-lô-gam ạ?”

Ưu: “một túi là 12,5 ki-lô-gam.”

Phóng: “một năm chỉ riêng trồng mộc nhĩ sẽ thu nhập bao nhiêu?”

Ưu: “khoảng 8, 10 nghìn đồng nhân dân tệ.”

Phóng: “Thế bác có còn nhớ cuộc sống đánh cá trước kia không?”

Ưu: “Nhớ chứ, bình thường vẫn nhớ, 7, 8 năm không đánh cá trên sông rồi, nhưng cuộc sống quả là khá hơn trước rất nhiều. Bây giờ có thể nói là cái gì cũng không thiếu, đèn điện, điện thoại, cái gì cũng có.”

Tại xã dân tộc Hô-chê ở thành phố Đồng Giang, có một phố quán ăn, người mở quán ăn đều là người Hô-chê. Chị Lý Kim Linh là một trong những người mở quán ăn, quán ăn của chị mang tên “Quán cá Hô-chê”. Chị bảo cho chúng ta biết, trước khi mở quán, chị sống bằng nghề đánh cá, về sau học làm ruộng, hiện nay thì mở quán ăn. Tôi nhìn thấy quán ăn cuả chị khách ra vào tấp nập, kinh doanh quả là khá.

Chị nói, hàng ngày đều đông khách, có thu nhập ổn định, cuộc sống cũng khá lên. Chính quyền địa phương rất ủng hộ người dân làm kinh doanh, mọi người đều được hưởng những chính sách ưu đãi. Ví dụ như các quán ăn giống như quán của chị được miễn thuế trong 3 năm.

Ngoài trồng mộc nhĩ, mở quán ăn ra, một số người Hô-chê còn làm dịch vụ du lịch. Trong làng nghỉ mát du lịch dân tộc Hô-chê, người địa phương xây dựng nhà cửa truyền thống của dân tộc mình, giới thiệu lịch sử, văn hoá và phong tục tập quán của dân tộc Hô-chê cho du khách trong nước và nước ngoài, trưng bày áo da cá-trang phục truyền thống của dân tộc Hô-chê, biểu diễn múa truyền thống của dân tộc mình. Mấy năm nay, phàm những người đến thành phố Đồng Giang đều đến thăm làng nghỉ mát du lịch dân tộc Hô-chê.

Còn áo da cá là trang phục truyền thống của dân tộc Hô-chê, để giữ gìn văn hoá truyền thống của mình, một số người Hô-chê khôi phục lại nghề cũ, tức buôn bán trang phục da cá. Nhưng, những quần áo làm bằng da cá này không phải là để cho họ mặc, mà để bán cho nhà bảo tàng hoặc du khách như một loại hàng thủ công mỹ nghệ.

Anh Ngô Phúc Thắng, từng là người đánh cá, năm 1999, bắt đầu cùng vợ may quần áo da cá. Họ mua da cá từ các ngư dân ở gần đây, rồi tiến hành gia công qua mấy công đoạn. Theo anh giới thiệu, may một bộ quần áo da cá, từ chọn nguyên liệu cho đến cắt may thành quần áo ít nhất cũng phải mất nửa tháng, nhưng, thu nhập cũng rất khả quan.

Phóng: “Bộ quần áo này có thể bán bao nhiêu tiền?”

Ngô: “5000 nhân dân tệ một bộ.”

Phóng: “Thường là bán cho ai ?”

Ngô: “Thường bán cho nhà bảo tàng, nhà bảo tàng lịch sử, người nước ngoài cũng có người mua.”

Anh Ngô Phúc Thắng nói, may quần áo da cá là công nghệ cha truyền con nối của gia đình. Các loại hoa văn trên quần áo đều là hoa văn truyền thống của dân tộc Hô-chê. 3 năm trở lại đây, vợ chồng anh Thắng đã may mười mấy bộ quân áo da cá, phần lớn đều bán cho nhà bảo tàng Bắc Kinh, Thượng Hải v.v