Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-02 13:55:11    
Đến Lương Sơn cảm nhận đời sống dân tộc Di

cri
Dân tộc Di là một trong những dân tộc trong 55 dân tộc thiểu số TQ với số dân hơn 6 triệu 500 nghìn người. Châu tự trị Lương Sơn dân tộc Di nằm ở tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam TQ, là nơi tập trung cư trú lớn nhất của dân tộc Di TQ, với số dân hơn 1 triệu 800 nghìn người.

Tết bó đuốc là ngày tết quan trọng nhất của dân tộc Di. Trong ngày tết này, người Di thường tổ chức các nghi lễ về thờ thần Hoả và trừ tả diệt sâu bọ để cầu mong hạnh phúc và năm tới mùa màng bội thu. Song song với sự phát triển và tiến lên của thời đại, tết bó đuốc hiện nay của dân tộc Di đã trở thành một lễ hội long trọng tập hợp các hoạt động thể dục thể thao dân gian, văn hoá truyền thống và phong tục tập quán v.v cuả dân tộc Di.

Tại hiện trường tết bó đuốc của huyện Pu-gơ, phóng viên nhìn thấy, đồng bào người Di đến từ bốn phương với trang phục ngày hội rực rỡ. Các cô gái với trang phục đẹp đẽ, tay cầm một cái ô màu vàng; Các chàng trai với khăn chiên xanh trắng, thắt dây lưng hoa, đội nón hồng anh. Nam thì đua ngựa, chơi trâu, nữ thì nhảy múa ca hát, cả hiện trường trở thành một biển vui nhộn.

Khi màn đêm buông xuống, người Di đốt đuốc, từ khắp nơi chạy ra đồng ruộng, chạy lên núi rừng, rồi hội tụ thành từng con rồng lửa, cuối cùng tập trung các bó đuốc tại một nơi biến thành ngọn lửa trại ngùn ngụt, sau đó đồng bào dân tộc Di tay nắm tay nhảy múa rộn ràng quanh lửa trại.

Trong tết bó đuốc, nhìn những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đồng bào Di , phóng viên cảm nhận, 50 năm kể từ năm 1949 nước Trung Hoa mới thành lập đến nay, sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc Di đã có sự thay đổi to lớn. Trong tết bó đuốc huyện Pu-gơ, phóng viên đã phỏng vấn một chị tên là A-khu:

-Phóng viên : tôi nhìn thấy chị vừa gọi điện bằng điện thoại di động, gọi điện thoại di động ở đây nghe có rõ không?

-A-khu: rõ, rất rõ.

-Phóng viên: hoàn cảnh gia đình của chị ngày trước thế nào? Bây giờ thay đổi ra sao?

-A-khu: cuộc sống bây giờ tốt hơn trước rất nhiều.

-Phóng viên: tốt như thế nào, có thể đưa ra ví dụ cụ thể không?

-A-khu: chẳng hạn như: về ăn uống, thịt gà, thịt vịt, cá không chỉ là món ăn trong ngày tết nữa, bây giờ lúc nào muốn ăn cũng có, muốn ăn cái gì cũng có thể mua được ngay.

-Phóng viên : thế còn tiện nghi trong nhà có những gì?

-A-khu: cũng theo sự phát triển của thời đại, khá hiện đại.

-Phóng viên :đồ điện gia dụng có những gì?

-A-khu:nói chung là trong thành phố người ta có gì thì chúng tôi cũng có cái đó.

Mấy năm gần đây, chính phủ TQ thực thi chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với các dân tộc thiểu số tại các vùng xa xôi hẻo lánh nghèo nàn, đã khiến một số đồng bào người Di nghèo khó có cuộc sống sung túc. Được biết, hiện nay, châu Lương Sơn đang tích cực triển khai công tác di dân và xoá đói giảm nghèo, đã di chuyển những cư dân người Di vốn sinh sống tại các vùng núi có độ cao 2800 mét so với mặt biển xuống chân núi. Chính phủ địa phương còn tài trợ giúp họ xây dựng nhà cửa, và phân phối ruộng đất cho mỗi gia đình để trồng lúa và các loại cây công nghiệp. Được biết, đến nay, công trình xoá đói giảm nghèo này đã giải quyết được vấn đề ấm no cho hơn 200 nghìn người Di.

Tại một thôn di dân mới tại thành phố Tây Xương châu Lương Sơn, phóng viên đã phỏng vấn cán bộ địa phương Lưu Trí Hữu. Ông -Lưu Trí Hữu nói với phóng viên rằng, ngày xưa đồng bào người Di đều sống trong những mai nhà tranh trên đỉnh núi cao, sau khi rời xuống núi, được sự tài trợ của chính quyền địa phương, họ đều có nhà ngói.

-Phóng viên: Các ngôi nhà này có phải là do chính quyền huyện thống nhất xây dựng không?

-Lưu: Vâng, đây là do huyện thống nhất xây dựng, căn cứ theo tiêu chuẩn chung, quy cách chung, hình thức chung.

Phóng viên: Ngoài việc di chuyển đồng bào từ trên núi xuống, xây dựng nhà cửa, quy hoạch đường xá ra, còn vấn đề đất canh tác thì giải quyết như thế nào?

-Lưu: Vấn đề đất canh tác thì giải quyết như thế này: các đồi núi hoàn toàn trả lại đất canh tác cho trồng rừng, các gia đình nông dân trả lại đất canh tác cho trồng rừng có thể hưởng chính sách ưu đãi của trung ương, mỗi người mỗi năm được nhận 150 ki-lô-gam lương thực, các hộ di dời mỗi người được cấp 0,1 héc ta đất canh tác, như vậy là có đất canh tác.

Theo ông Lưu Trí Hữu giới thiệu, mỗi căn nhà trong làng mới di dân đều rộng hơn 120 mét vuông, có nhà bếp, nhà vệ sinh, bên ngoài còn có một sân rộng. Nhà nào cũng có điện và nước máy. Không những thế, thu nhập của mỗi gia đình đều được nâng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của nông dân trong làng đã lên tới 1650 nhân dân tệ, cao hơn trước kia rất nhiều.

Ông Lưu Trí Hữu hướng dẫn phóng viên đi thăm một gia đình trong làng, chủ nhà là chị Chê-pa-mu-a-niu.

Phóng: nhà chị có bao nhiêu người?

Chê:năm người ạ

Phóng: trước khi chuyển tới đây, chị sống bằng cách nào trên núi?

Chê: Trước kia sống ở trên núi thường không có nước, phải gánh nước từ nơi xa, đi bộ mất một buổi sáng. Nấu cơm bằng cỏ. Buổi tối đốt đèn dầu, không tiện. Bây giờ dời sang đây, một là đã có điện, hai là có nước, còn ngày trước không có đường bộ, mua đồ về phải gánh rất lâu, mất mấy tiếng đồng hồ mới về đến nhà, hiện nay xe có thể chạy đến trước cửa nhà, rất tiện.

Phóng: thế thu nhập gia đình lấy gì để đảm bảo?

Chê: ngày trước chỉ trông vào bán ngô.

Phóng: thế còn hiện nay?

Chê: hiện nay đã trả lại đất canh tác cho trồng rừng, nên chủ yếu là dựa vào chăn nuôi, gia đình tôi nuôi gà, bò, dê đen v.v

Phóng: nhà chị nuôi bao nhiêu con dê đen?

Chê: 20 con.

Phóng: thế thu nhập nhà chị trong một năm là bao nhiêu?

Chê: thu nhập khoảng 2000 nhân dân tệ.

Cuộc sống của đồng bào người Di ở Lương Sơn hiện nay đã có sự thay đổi rất lớn so với trước kia, giống như các dân tộc thiểu số TQ khác, họ không những giải quyết vấn đề ấm no, mà còn đi lên cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.