Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-01 09:49:56    
Thuyền cỏ hứng tên

cri

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ truyện Tam quốc diễn nghĩa.

Thời Tam-quốc, Tào-Tháo dẫn quân tiến đánh Đông-Ngô, Tôn-Quyền cùng Lưu-Bị hợp sức đánh Tào-Tháo.

Chu-Du viên đại tướng của Tôn-Quyền là một người trí dũng song toàn, nhưng cũng là người lòng dạ rất hẹp hòi. Chu-Du vốn ghen tị với tài năng của Gia Cát Lượng, nên luôn luôn tìm cách gây khó dễ lệnh cho Gia-Cát-Lượng nội trong mười ngày làm ra 100 nghìn mũi tên. Nhưng không ngờ Gia-Cát-Lượng nói chỉ cần ba ngày là đủ, nếu không làm xong thì xin chịu tội.

Sau đó, Lỗ-Túc theo lệnh của Chu-Du đến thăm dò hư thực ra sao. Gia-Cát-Lượng xin với Lỗ-Túc cho mượn 20 chiếc thuyền, mỗi thuyền 30 thủy thủ, trên thuyền chất đầy hơn nghìn bó cỏ rồi dùng vải che kín lại.

Lỗ-Túc nhận lời làm theo, nhưng trong hai ngày đầu chẳng thấy Gia-Cát-Lượng động tĩnh gì. Mãi tới canh tư ngày thứ ba, mới thấy Gia-Cát-Lượng mời Lỗ-Túc đi lấy tên. Gia-Cát-Lượng lệnh cho quân sĩ lấy thừng buộc nối các thuyền cỏ lại rồi chèo thẳng sang bờ bên. Khi thuyền tới gần thủy trại của Tào-Tháo, Gia-Cát-Lượng cho thuyền dàn thành hàng ngang, sai quân sĩ đánh trống khua chiêng reo hò ầm ĩ. Lúc này trên mặt sông sương mù dày đặc, quân Tào không biết hư thực ra sao, bèn cử hơn 6 nghìn cung thủ bắn tên như mưa sang phía đoàn thuyền. Khi mạn truyền đã chi chít đầy tên, Gia-Cát-Lượng lại ra lệnh cho đoàn thuyền xoay lại cho mạn truyền bên kia hứng tên.

Khi sương mù tan thì đoàn thuyền cũng đã hứng được hơn 100 nghìn mũi tên, Gia-Cát-Lượng bèn nhanh chóng cho đoàn thuyền quay trở về.

Chu-Du sau khi biết được Gia-Cát-Lượng dùng thuyền cỏ đi hứng tên của quân Tào thì vô cùng sửng sốt, than rằng: "Đây quả là mưu kế tài tình, ta thật không bằng Gia-Cát-Lượng"

Về sau, người ta thường dùng câu thành ngữ này để ví với người vận dụng mưu trí để mượn nhân lực, vật lực và tài lực của kẻ khác để đạt tới mục đích của mình.