Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-11-28 20:25:04    
Trẻ ngoan là do thường xuyên được khen ngợi

cri
Làm cha mẹ ai chẳng muốn con cái ngoan ngoãn, học hành tiến bộ, nhưng mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng, hơn nữa chúng làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm, sai sót để cha mẹ phải bận tâm. Điều quan trọng là những lúc đó làm cha mẹ phải sử lý như thế nào để vừa giáo dục được con cái, lại vừa không xúc phạm lòng tự trọng của con .

Người bạn nói với tôi, hàng xóm của anh có cậu con trai học lớp 8, học hành và tính tình đều rất tốt, nhưng hai vợ chồng vẫn chưa hài lòng thường xuyên trách mắng con , thế này không đúng, thế kia không được, lấy ưu điểm của đứa trẻ khác so sánh với khuyết điểm của con mình, làm cho cậu con trai mất hết lòng tự tin. Điều này khiến tôi nghĩ đến một quan điểm rất lưu hành ở nước ngoài là : những đứa trẻ ngoan là do thường xuyên được khen. Thực ra câu nói này tôi đã nghe mẹ nói từ nhỏ, tuy cách nói này không phải là tuyệt đối, nhưng từ một góc độ nào, đó nói lên tầm quan trọng của việc khen con .

Tờ“ buổi chiều Dương Tử” của TQ đang bài về nguyện vọng của học sinh trong năm học mới cho biết.Trung tâm thu tập và phân tích thông tin tâm lý học sinh tiểu học của thành phố Nam Kinh phát hiện có tới 29 % học sinh coi việc được thầy cô khen thưởng là nguyện vọng lớn nhất,chỉ có 5,4% học sinh coi học hành tiến bộ là nguyện vọng lớn nhất. Càng lớn lên tỷ lệ mong được thầy cô khen thưởng càng thấp, học sinh lớp 3 là 40,5 %, học sinh lớp 4 là 32,6%, học sinh lớp 5 là 27%, học sinh lớp 6 là 16,2%, như vậy, các cháu học lớp càng thấp, thì nguyện vọng được thầy cô khen càng lớn. Trong thâm tâm các em học sinh tiểu học, việc được thầy cô khẳng ̣định và khen thưởng có một vị trí rất quan trọng .

Đúng vậy, không chỉ người lớn thích được người ta khen ngợi, trẻ em cũng thích được khen ngợi. Bởi vì, chúng ta có thể nhận thức bản thân mình qua sự đáng giá của người khác. Vậy thì, khen thưởng trẻ nhỏ như thế nào mới thu được hiệu quả giáo dục tốt ?

Thứ nhất là khen thưởng phải kịp thời .Ở nhà trường, học sinh mong được thầy cô khen thưởng, thực ra là mong thầy cô khẳng định mình. Ở nhà mong được cha mẹ khen, là muốn được cha mẹ chấp nhận. Bởi vì những người làm cha mẹ giỏi phát hiện những ưu điểm của con cái, rồi khen ngay. Khen kịp thời khiến cho cháu nhận thức ngay được việc gì đáng làm và việc gì không nên làm, như vậy có thể phát huy ưu điểm, dần dần trở thành thói quen. Thực ra, bất kể là khen hay là trách đều là để uốn nắn cho các cháu có đức tính tốt, khuyến khích các cháu rèn luyện có thói quen tốt, khắc phục khuyết điểm. Chẳng hạn như,khi cháu hoc̣ giỏi lên, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, giúp đỡ bạn học gia đình có khó khăn, nhặt được của rơi trả lại cho người mất,v,v, cha mẹ nên khen ngợi cháu kịp thời .

Thứ hai là khi cháu thất bại cũng đừng tiếc lời khen . Bất cứ ai, khi có sai sót mà được khích lệ thì rất dễ sữa, nhưng bị trách mắng thì khó mà sửa được. Có một số người làm cha mẹ, thấy cháu một lần thi không được tốt, họa hoằn đánh nhau với bạn, hoặc không cẩn thận làm đổ vỡ đồ vật gì trong nhà, liền mắng như tát nước vào mặt, thậm chí dùng những lời thậm tệ nhiếc mắng, xúc phạm lòng tự trọng của con. Chẳng hạn “ cái đồ ăn hại” “sao mà ngu thế” “ngớ ngẩn”,v,v. Cha mẹ tưởng rằng mắng nhiếc như vậy là giúp con cố gắng hơn, nhưng họ đâu biết rằng, như vậy đã làm tổn thương tâm hồn non trẻ của con một cách không thể tưởng tượng nổi, vì vậy, các cháu sinh ra chán ghét cha mẹ, từ đấy có việc gì không trao đổi với cha mẹ nữa . Chuyên gia tâm lý cho rằng , dù những lúc cháu có thiếu sót, cha mẹ cũng đừng tiếc lời khen, bằng không sẽ khiến cháu đi nhầm đường. Những lúc này, cha mẹ có thể nói những lời các cháu dễ tiếp thu như : “ cũng trách cha mẹ bình thường không quan tâm con mấy, con đã đạt được thành tích khá tốt, cha mẹ tin rằng con nhất định sẽ theo kịp những bạn khác.”v,v.

Thứ ba là chú trọng động viên về tinh thần . Có nhiều phụ huynh thường hứa với con : nếu như con thi được bao nhiêu điểm, thi Pi-a-nô được thứ mấy, thi vẽ được giải thứ mấy, thì bố mẹ sẽ thưởng cho con bao nhiêu tiền, mua cho con quần áo sịn, đưa con đi ăn hiệu Mác-đô-na. Phần thưởng bằng tiền và vật chất ban đầu có hiệu quả, nhưng dần dần sẽ không được như ý muốn, thậm chí dẫn đến việc các cháu theo đuổi vật chất và lợi ích một cách mù quáng, phát triển đến mức dùng thành tích để đổi lấy tiền bạc. Chuyên gia tâm lý nói: phần thưởng tuy có thể khuyến khích phần nào tính tích cực của con trẻ, nhưng tồn tại những khả năng như : con trẻ có hứng thú với phần thưởng, hơn là khen thưởng. Ví dụ trẻ thích tiền bạc và đồ vật, nhưng không thực sự có cảm hứng với việc học hành. Trên thực thế, khi vật chất và phần thưởng duy trì ở mức cũ, tính tích cực của cháu sẽ giảm đi. Vì vậy, những người làm cha mẹ dứt khóat không nên coi nhẹ phần thưởng tinh thần. Trên thực tế, thường xuyên khen những việc làm tốt, khẳng định những cố gắng, khen đức tính chịu khó, chịu khổ của con, càng có thể động viên tích cực của cháu, mà phần thưởng này có bổ ích lâu dài hơn nhiều những bữa ăn ngon .