|
|
(GMT+08:00)
2003-11-27 22:38:54
|
|
Đời sống của dân tộc Kinh ngày càng sung túc
cri
Trong kỳ họp thứ nhất hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Hoa khoá 10 vừa qua, hơn 2000 ủy viên chủ tịch đến từ các nơi Trung Quốc đã tham dự, trong đó có một ủy viên dân tộc Kinh, ông là phó chủ tịch thành phố Cảng Phòng Thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây---Lâm Hưng.
Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài chúng tôi, phó chủ tịch Lâm Hưng nói, những năm gần đây, dưới sự quan tâm của chính quyền địa phương và chính phủ Trung ương, dân tộc Kinh với số dân tương đối ít đã có sự phát triển vượt bậc, cuộc sống của dân tộc Kinh ngày càng tốt đẹp.
Dân tộc Kinh là một trong 55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc với số dân gần 19 nghìn người. Trước kia, dân tộc Kinh từng bị gọi là “dân tộc Việt”, năm 1958, theo ý nguyện của họ, được quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn, chính thức đặt tên là dân tộc Kinh.
Dân tộc Kinh là một dân tộc di cư, bắt đầu từ thế kỷ 16, tổ tiên của dân tộc Kinh lần lượt từ Việt Nam di cư sang Trung Quốc, tập trung cư trú tại ba đảo dân tộc Kinh thuộc huyện tự trị các dân tộc thành phố Phòng Thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Người Trung Quốc có câu: Sống gần núi dựa núi, sống gần biển dựa biển, người Kinh sinh sống trên ba đảo đã từng sống dựa vào biển cả với nghề đánh bắt cá. Cho nên, người Kinh tự cho mình là “dân tộc của biển cả”.
Nói đến quá khứ của dân tộc Kinh, phó chủ tịch Lâm Hưng rất xúc động, ông nói:
Trước giải phóng, dân tộc Kinh chỉ sinh sống tại ba đảo nhỏ, trên đảo thiếu nước, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, đồ ăn chỉ có khoai lang, nhà ở thấp lè tè.”
Phó chủ tịch Lâm Hưng nói, trước khi thành lập nước Trung Hoa “mới năm 1949, trình độ phát triển kinh tế khu vực dân tộc Kinh rất thấp, họ chỉ biết tận dụng các công cụ đơn giản như lờ, đơm, lưới, lưỡi câu v.v và đánh bắt cá trong khu vực ven bờ. Nơi đó ruộng nước ít, ruộng cạn nhiều, thổ nhưỡng nghèo, dễ bị hạn hán, sản lượng luá nước rất thấp. Vì gần biển, cũng có một số người Kinh làm nghề sản xuất muối, nhưng phương thức sản xuất cũng thô sơ, lạc hậu.
Trong hơn 50 năm qua, chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương đã quan tâm nhiều đến sự phát triển của dân tộc Kinh, cuộc sống của dân tộc Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác đã có sự thay đổi lớn lao. Phó chủ tịch Lâm Hưng nói một cách tự hào rằng:
“Cuộc sống của người Kinh bây giờ rất sung túc. Người dân không những có nhà cửa rộng rãi, khang trang, khá đông gia đình có xe máy, xe ô-tô, TV và các loại đồ điện gia dụng, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm từ 6000 đến 7000 nhân dân tệ đã gần bằng mức thu nhập bình quân của các thành thị TQ.”
Mấy năm gần đây, nhà nước thực thi chính sách trợ cấp phát triển trọng điểm đối với 22 dân tộc thiểu số có số dân tương đối ít, trong đó có dân tộc Kinh. Về mặt sản xuất, chính phủ đầu tư giúp người Kinh phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ, đánh bắt xa bờ và công nghiệp chế biến gia công sản phẩm biển v.v. Về công trình công cộng, chính phủ đầu tư nâng cấp đường giao thông, nhà trường, trạm y tế v.v. Hiện nay, dân tộc Kinh có trường tiểu học và trường trung học cơ sở, phổ thông của riêng mình. Về mặt du lịch, chính phủ thông qua khai thác phát triển tài nguyên du lịch của ba đảo dân tộc Kinh, vì vậy ba đảo dân tộc Kinh đã trở thành điểm nóng du lịch nổi tiếng của Quảng Tây. “Bến cát vàng” của thành phố Phòng Thành cũng là một trong những thắng cảnh du lịch. Dân tộc Kinh phát huy ưu thế khu vực và tiếng nói, phát triển mậu dịch biên giới Trung Việt, nhanh chóng trở nên giàu có.
Đến tận bây giờ, người Kinh vẫn giữ những nét truyền thống độc đáo của mình. “Tết hát Đình”, múa sạp, đàn bầu được coi là ba hạt “trân trâu” của văn hoá dân tộc Kinh. “Tết hát đình” là ngày tết quan trọng nhất của dân tộc Kinh, mỗi khi đến tết hát đình, người Kinh lại tổ chức 4 hoạt động là: đón thần, tế thần, hát đình và tiễn thần, chủ yếu cầu mong năm tới mưa thuận gió hoà. Múa sạp là một hình thức múa rất được thanh niên nam nữ người Kinh ưa thích; còn đàn bầu là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Kinh, tiếng đàn réo rắt uyển chuyển, rất đặc sắc.
Khi nói đến tương lai của người Kinh, phó chủ tịch Lâm Hưng tràn đầy niềm tin, ông nói,
“Dưới sự quan tâm và ủng hộ của chính phủ, tôi tin rằng cuộc sống tương lai của người Kinh sẽ càng tốt hơn bây giờ, người Kinh sẽ cố gắng trở thành một trong những dân tộc thiểu số đầu tiên thực hiện cuộc sống hoàn toàn khá giả.”
Ông nói, có chính sách sáng suốt của nhà nước, người Kinh chỉ cần nắm bắt thời cơ phát triển, tin rằng ngày mai của dân tộc Kinh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn.
|
|
|