Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-11-27 22:37:29    
Các phong tục đón tết Âm Lịch của các dân tộc thiểu số TQ

cri
Dân tộc Mông Cổ là một trong những dân tộc thiểu số có số dân khá đông của TQ, khoảng 5 triệu người, chủ yếu tập trung ở khu tự trị Nội Mông miền Bắc TQ. Thức ăn chính của người Mông Cổ là các loại thịt, sữa, trong đó món ăn ưa thích nhất là thịt cừu. Người Mông Cổ tính nết phóng khoáng, nhiệt tình hiếu khách, quang cảnh đón tết Âm Lịch của họ rất tưng bừng náo nhiệt. Bà Vương Tú Mai, người Mông Cổ từng sống hơn 20 năm tại thành phố Ơ-tua-si miền Tây khu tự trị Nội Mông TQ, hiện nay đang công tác tại Bắc Kinh, khi nói đến phong tục đón tết xuân của dân tộc Mông Cổ, bà nói: “Cũng như dân tộc Hán, Tết Âm Lịch là tết long trọng nhất của dân tộc Mông Cổ. Bắt đầu từ ngày 23 tháng 12 âm lịch, người Mông Cổ đã chuẩn bị đón tết, họ nấu sườn cừu, và rất nhiều thịt cừu. Sau khi nấu chín thì trang điểm bằng vải vụn các màu, trong đó còn xếp các thứ đồ ăn như nho, táo đỏ, phó mát, bơ v.v, rồi đem cúng Táo Quân”. Rượu là một loại đồ uống mà người Mông Cổ rất ưa thích. Từ ngày 23 tháng 12 âm lịch, người Mông Cổ bắt đầu nấu rượu. Mỗi gia đình Mông Cổ sinh sống tại khu du mục thảo nguyên ít nhất cũng phải chuẩn bị từ 40 đến 50 lít rượu, đựng trong cả bình làm bằng gốm sứ, khi có khách đến thăm thì lấy ra chiêu đãi khách. Ngoài ra, còn chuẩn bị các món ăn truyền thống làm bằng bột mì. Mùng 1 tết, họ hàng bắt đầu đi chúc tết nhau. Họ hàng ở xa thì cưỡi ngựa, gần thì đi bộ, khi đi đều mang theo 8 chiếc bánh rán, bởi vì người Mông Cổ quan niệm rằng, con số 8 tượng trưng cho điều tốt lành. Người Mông Cổ còn là một dân tộc hát hay múa giỏi, đến tết thường tập trung hát múa mừng xuân. Bà Vương Tú Mai nói: “Người Mông Cổ nhà nào cũng có cây đàn nguyệt ba dây hoặc bốn dây, đó là nhạc cụ truyền thống của người Mông Cổ. Đến tết, cả nhà sum họp vui vầy, uống rượu, nói chuyện, cùng nhau hát múa v.v.” Dân tộc Triều Tiên sinh sống tập trung tại châu tự trị dân tộc Triều Tiên thành phố Diên Biên tỉnh Cát Lâm miền Đông Bắc TQ, phong tục đón tết âm lịch truyền thống của họ cũng rất đặc sắc. Ông Lý Sĩ Kiệt, người Triều Tiên say sưa kể lại những phong tục và chuyện vui đón tết thời thơ ấu, ông say sưa kể lại. Ông nói, khi đón tết, người Triều Tiên nhất định phải làm bánh ngọt to. “Làm bánh ngọt to là một việc rất công phu. Tôi còn nhớ khi nhỏ, việc làm bánh ngọt to đều do anh trai tôi đảm nhiệm, sau khi làm xong, thì cắt thành từng miếng đặt trong đĩa, khi ăn chỉ cần rắc lên bánh một ít đậu và đường là có thể ăn ngay.” Ông Lý Sĩ Kiệt nói, sáng sớm ngày mùng 1, trước tiên phải chúc tết người già, rồi cả nhà ngồi quanh bánh ngọt to, vừa ăn vừa nói chuyện. Bánh ngọt to còn là một thứ quà không thể thiếu khi chiêu đãi khách và đi thăm họ hàng và bạn bè. Dân tộc Hồi tập trung tại miền tây bắc TQ đón tết cũng rất thú vị. Khi đón tết, Người dân tộc Hồi rất chú ý quét dọn nhà cửa, trước tết một ngày, người Hồi nhất định phải quét nhà sạch sẽ, có nghĩa là quét sạch tất cả những thứ không may mắn trong năm qua. Trước tết, trẻ con còn phải cắt tóc. Trong dân gian người Hồi, nếu cắt tóc trong tháng riêng, thì không có lợi cho sức khoẻ. Điều thú vị nhất là, sáng sớm mùng 1 còn phải đi mở chuồng gà, nếu thấy gà trống bước ra trước thì tượng trưng cho cả năm làm ăn cần cù, nếu nhìn thấy gà mái bước ra trước thì tượng trưng cho một năm được mùa. Dân tộc Mèo, chủ yếu sinh sống tại Châu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Mèo ở tỉnh Hồ Nam miền Trung TQ. Ông Thạch Ngọc Cương, người Mèo nói, khi đón tết, việc quan trọng nhất của người Mèo là làm thịt muối. “Công việc làm thịt muối bắt đầu trước tết một tháng, thịt muối là món ăn chính của các gia đình dân tộc Mèo khi đón tết, muốn phải xem nhà nào giàu nhất thì phải xem nhà nào làm được nhiều thịt muối nhất.” Còn một việc quan trọng nữa của người Mèo là làm bánh dày. Những chiếc bánh dày làm bằng gạo nếp, vừa tròn vừa trắng, tượng trưng cho thân mật, hoà mục, đồng thời cũng là gửi gắm điều tốt lành cho một năm mới. Người Mèo rất tôn trọng người cậu, người cậu có uy tín rất cao trong các gia đình người Mèo. Khi chúc tết, trước hết phải chúc cậu, những quà tặng cho cậu cũng phải là tốt nhất. Trong các hoạt động dân gian truyền thống đón tết của người Mèo, múa sư tử được coi là một trong các hoạt động long trọng nhất. Mỗi thôn làng đều có đội múa sư tử, trong ngày tết, họ tổ chức các cuộc thi múa sư tử giữa các thôn làng.