Mu-ka-mu là một loại hình nghệ thuật nói và hát thịnh hành rộng rãi trong dân tộc Uây-ua ở miền Tây Bắc Trung Quốc. Trưởng Đoàn Văn công huyện Sa Xa, Tân Cương I-ham, nghiên cứu về nghệ thuật Mu-ka-mu cho biết, giống như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, Mu-ka-mu cũng được kế thừa qua hình thức đơn nhất là thầy truyền lại cho học trò và truyền miệng, cộng thêm hệ thống rộng lớn, bản nhạc dài dằng dặc khiến loại hình nghệ thuật dân tộc này từng đứng trước nguy cơ mai một.
"Sau ngày giải phóng, cố Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân cử chuyên gia đến ghi âm Mu-ka-mu, chép lại nhạc và lời ca. Bởi vì người biết hát và biểu diễn Mu-ka-mu đều phần lớn tuổi cao, chỉ còn lại mấy người, Nhà nước hỗ trợ cho họ. Vận mệnh của chúng tôi gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Đảng."
Người dân địa phương cho rằng, Mu-ka-mu như không khí và đồ ăn, không thể thiếu được. Nhằm cứu vãn loại hình nghệ thuật quý báu đứng trước nguy cơ thất truyền này, Bộ Văn hoá Trung Quốc từng cử nhiều nhạc sĩ tiến hành thu thập và chỉnh lý đối với Mu-ka-mu. Thập nhiên 80 thế kỷ trước lần lượt thành lập Phòng nghiên cứu Mu-ka-mu và Đoàn nghệ thuật Mu-ka-mu Tân Cương. Năm 2002, Tân Cương lại bắt đầu chỉnh lý một cách hệ thống đối với Mu-ka-mu, năm 2005, "Mu-ka-mu Uây-ua Tân Cương Trung Quốc" được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận là "Tác phẩm tiêu biểu di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của loài người" đợt thứ ba.
1 2 3 |