Trung Quốc là một nước có nhiều dân tộc, 56 dân tộc chung sống hòa mục, trong khi đó các dân tộc cũng sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc phong phú, đa dạng. Kể từ khi nước Trung Hoa mới thành lập đến nay, Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng bảo tồn văn hóa dân tộc, ra sức đào tạo nhân tài nghệ thuật, đã triển khai một loạt dự án bảo tồn văn hóa quan trọng. Một số loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống từng đứng trước nguy cơ bị mai một đã được kế thừa và quảng bá.
Ông Mã Hán Đông năm nay 47 tuổi, hiện đang sinh sống tại Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, tây-bắc Trung Quốc. Ông là "Hoàng tử Hoa Nhi" nổi tiếng ở địa phương. Tính đến nay, ông Đông đã kết duyên với hát Sơn Hoa Nhi hơn 30 năm.
"Tôi bắt đầu học hát Sơn Hoa Nhi vào năm 1972. Lúc đó ở nông thôn, học theo các nghệ sĩ lão thành, họ chăn cửu ngoài đồng, lúc đó tôi cảm thấy rất hiếu kỳ, cho nên bắt đầu hát theo."
Sơn Hoa Nhi là một loại hình nghệ thuật ca hát dân gian ở khu vực tây-bắc Trung Quốc, có hàng nghìn năm lịch sử, là một hình thức bày tỏ tình cảm của những người dân sống trên vùng cao nguyên mênh mông Tây Bắc, điệu hát cao, bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp. Trong hàng trăm năm qua, các nghệ nhân dân gian chỉ hát vài câu khi làm việc đồng áng, chứ không tiến hành tổng kết và chỉnh lý đối với nghệ thuật Sơn Hoa Nhi. Điều này khiến loại hình nghệ thuật này từng ̣đứng trước nguy cơ thất truyền.
Dưới sự ủng hộ của chính quyền, Mã Hán Đông quyết tâm học tập, quảng bá nghệ thuật Sơn Hoa Nhi, hàng chục năm qua, ông Mã Hán Đông thu thập, chỉnh lý các bản nhạc và lời ca một cách hệ thống, dần dần trở thành một trong những nhân vật tiêu biểu cho nghệ thuật Sơn Hoa Nhi. Những năm qua, ông Mã Hán Đông đi lưu diễn ở các nơi Trung Quốc, thậm chí còn ra nước ngoài biểu diễn.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng rất coi trọng việc kế thừa nghệ thuật Sơn Hoa Nhi. Ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ đã bắt đầu tổ chức liên hoan hát Hoa Nhi, thông qua các cuộc thi để thu hút sự quan tâm của mọi người, khêu gợi niềm hứng thú của các bạn trẻ, chọn lọc ra một số nghệ sĩ tiêu biểu. Những năm gần đây, Khu tự trị Ninh Hạ còn tổ chức hoạt động "Đưa hát Hoa Nhi vào nhà trường" để các em học sinh học hát Hoa Nhi. Chủ nhiệm Trung tâm Di sản văn hóa phi vật thể Ninh Hạ, Cận Tôn Vĩ cho chúng tôi biết:
"Chúng tôi đã làm nhiều việc trong những năm gần đây, cải biên lại theo kiểu hiện đại, khiến nó phù hợp trào lưu thời thượng hiện nay, chúng tôi thể hiện những bài được cải biên với khán giả tại các buổi biểu diễn để họ cảm nhận những cái hay của hát Hoa Nhi; ngoài ra, còn từng cải biên thành Hoa Nhi híp-hóp. Nguyên tắc của chúng tôi là chỉ cải biên hình thức thể hiện chứ không thay đổi nốt nhạc và lời ca để cho càng nhiều người có thể hiểu được, thích nghe hát Hoa Nhi."
1 2 3 |