Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đối thoại trực tuyến có hình: Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị
   2009-08-06 16:06:59    cri

Đan---Thưa Quý vị cư dân mạng và các bạn thính gỉa thân mến, đây là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hiện nay, chúng tôi đang thực hiện chương trình đối thoại đặc biệt Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị tại cửa khẩu Hữu Nghị nổi tiếng Trung Quốc ở thành phố Bằng Tường Quảng Tây, tôi là người dẫn chương trình Tiếng Hoa Hoàn Cầu Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hôm qua tôi vừa đặt chân lên đất Bằng Tường và học được một câu tiếng Việt: Tôi là Quách Đan.

Chương trình đối thoại đặc biệt Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị là một trong những nội dung quan trọng trong hàng loạt hoạt động đưa tin "Tìm hiểu Trung Quốc-Hành trình biên giới Quảng Tây của phóng viên Trung Quốc và nước ngoài Đài CRI" .

Trước tiên tôi xin giới thiệu với các bạn ba khách mời tham gia chương trình đối thoại đặc biệt hôm nay gồm: Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc, Thị trưởng thành phố Bằng Tường Liêu Ứng Xán. Tham gia hoạt động lần này, còn có phóng viên Trung Quốc và nước ngoài Đài CRI cũng như một số bạn thường xuyên triển khai công tác biên mậu và giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung-Việt, chúng ta xin dành những tràng vỗ tay sôi nổi cho các bạn.

Như lúc nãy tôi đã giới thiệu, chúng tôi hiện đang thực hiện chương trình đối thoại đặc biệt tại cửa khẩu nổi tiếng Hữu Nghị Quan ở thành phố Bằng Tường Quảng Tây Trung Quốc, phía sau tôi chính là Hữu Nghị Quan, như chúng ta đã biết, tầng trên của Hữu Nghị Quan là tầng xây thêm, tầng dưới được xây dựng vào Đời Nhà Hán, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử.

Đan---Mẫn Linh đã đến Hữu Nghị Quan lần nào chưa.

Linh: Tôi cũng là lần đầu tiến đến Hữu Nghị Quan, nhưng từ thuở bé tôi đã được nghe một bài mà nhiều người quen thuộc.....hát

Đan--- Có thể nói ngay từ thuở bé tôi đã quen thuộc bài hát Việt Nam-Trung Hoa, đồng thời cũng đã chứng kiến tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt, Đại sứ Bùi Hồng Phúc là một người rất am hiểu về Trung Quốc, đề nghị Đại sứ hát bài Việt Nam-Trung Hoa bằng tiếng Trung , bởi vì tôi không nhớ được hết lời bài hát này.

Đại sứ Phúc hát....

Đan---Vậy Đại sứ Bùi Hồng Phúc đã đến Hữu Nghị Quan rất nhiều lần mà không đếm xuể được.

Đan---Xin hỏi Đại sứ Tề Kiến Quốc đã đến Hữu Nghị Quan bao nhiêu lần rồi ạ?

Đại sứ Tề Kiến Quốc---Trường hợp tôi lần đầu tiên đến Hữu Nghị Quan cũng giống như Đại sứ Phúc đấy, tôi không phải là từ Trung Quốc qua Hữu Nghị Quan đến Việt Nam, mà là từ Hà Nội đi qua cửa khẩu Hữu Nghị trở về Trung Quốc, tôi còn nhớ có một họa sĩ rất nổi tiếng tên là Á Minh, năm 1973 tôi tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, năm 1974 với tư cách là nhân viên công tác Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tôi đã tháp tùng họa sĩ đi qua cửa khẩu Hữu Nghị về nước, họa sĩ rất cảm động, mà bản thân tôi cũng hết sức cảm động, đó là những năm tháng dạt dào tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt, khi đoàn chúng tôi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị, các đồng chí hải quan hết sức niềm mở mời chúng tôi uống nước trà và giúp đoàn làm thủ tục xuất cảnh. Còn các chiến sĩ biên phòng Trung Quốc cũng đứng nghiêm trang chào Đoàn.

Đan---Xin mời Đại sứ Tề Kiến Quốc giới thiệu về Hữu Nghị Quan theo sự nhìn nhận của Đại sứ ạ

Đại sứ Tề Kiến Quốc---Hữu Nghị Quan không những là một trong 9 cửa khẩu nổi tiếng của Trung Quốc, mà còn đã chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt.

Đan---Là Thị trưởng thành phố Bằng Tường và là chủ nhà, chắc chắn đồng chí rất quen thuộc với Hữu Nghị Quan, xin hỏi Chủ tịch Liêu Ứng Xán lần đầu tiên đến Hữu Nghị Quan vào năm nào?

Liêu Ứng Xán---Tôi đến Hữu Quan vào năm 1992 sau khi tốt nghiệp đại học.

Đan---Theo tôi được biết đồng chí là người Sùng Tả, vậy lúc đó từ Sùng Tả đến Hữu Nghị Quan cần phải mất bao nhiêu thời gian.

Liêu Ứng Xán--- Phải mất hơn hai tiếng .

Đan---Chắc hiện nay thuận tiện hơn rất nhiều chứ nhỉ?

Thị trưởng thành phố Bằng Tường: Hiện nay chỉ mất có hai tiếng đồng hồ thôi ạ. Đặc biệt là kể từ khi có đường cao tốc thì càng nhanh nữa, chỉ mất có 45 phút.

Đan---Trong con mắt của Thị trưởng, Hữu Nghị Quan như thế nào?

Thị trưởng thành phố Bằng Tường---Tôi thường xuyên đi lại Hữu Nghị Quan, mỗi lần tôi đến đây tôi đều cảm thấy sự đổi thay to lớn của Hữu Nghị Quan, đặc biệt là tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt đã được gắn kết qua cửa khẩu Hữu Nghị này.

Đan---Nói đến Hữu Nghị Quan, các vị khách mời chắc có rất nhiều câu chuyện kể không hết, cần phải nói rằng, Hữu Nghị Quan đã trở thành tiêu chí của tình hữu nghị Trung-Việt.

Đan---Bây giờ xin mời các vị giới thiệu những kỷ niệm sâu sắc về sự giao lưu giữa nhân dân và chính phủ hai nước.

Đan---Đại sứ Tề Kiến Quốc đã làm công tác ngoại giao trong 32 năm, trong đó có khoảng mười bảy năm công tác và sinh sống tại Việt Nam, trong khoảng sáu bảy năm tức từ năm 2000-2006 đã nhậm chức Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, cho nên Đại sứ Tề Kiến Quốc có tình cảm nồng thắm và có sự hiểu biết sâu sắc với Việt Nam. Vậy xin mời Đại sứ chia sẻ với chúng ta những kỷ niệm đáng ghi nhớ của Đại sứ.

Đại sứ Tề Kiến Quốc--- Có thể nói, những kỷ niệm đó kể mãi không xiết, đầu tháng 10 năm 1991, Tổng Bí thư và Thủ tướng Việt Nam đã cùng sang thăm Trung Quốc, Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã tiếp các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong buổi hệi kiến này đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, khép lại quá khứ, mở ra tương lai, đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong thời gian tôi nhậm mchức Đại sứ tại Việt, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc như Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, sau đó lại với tư tư cách Chủ tịch Quốc hội, rồi đến Thủ tướng Chu Dung Cơ, sau đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo v.v, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều đã sang thăm Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam như Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, hầu hết tất cả các Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung ương Đảng Việt Nam đều đã sang thăm Trung Quốc.

Ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong trí nhớ tôi là, trong chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Giang Trạch Dân vào năm 2000, điều đáng ghi nhớ là khi Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, thành phố Hội An được Tổ chức Giáo dục-Khoa học-Văn hóa Liên Hợp Quốc bình chọn là di sản văn hóa Thế giới, từ sân bay về khách sạn có 30 cây số, hàng trăm nghìn người đã tự phát hoan hô đón chào Chủ tịch Giang Trạch Dân, điều này đã thể hiện đầy đủ tình cảm nồng thắm của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Trung Quốc, còn chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tạo nên nhiều đệ nhất, đó là Tổng Bí thư hai nước đã tiếp Đoàn Đại biểu tham gia Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung-Việt tổng cộng gồm hơn 200 người, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có bài phát biểu trong buổi gặp, tất cả các cơ quan truyền thông đã đưa tin tại chỗ, bên cạnh đó đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam hoan nghênh nồng nhiệt ở dọc hai bên đường của Phủ Chủ tịch, những điều này đã thể hiện đầy đủ mối tình cảm nồng thắm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

Đan: Tôi được biết, kết quả một cuộc điều tra cho biết, trong tất cả các nước trên thế giới, nhân dân nước Việt Nam là có tình cảm nồng thắm nhất đối với nhân dân Trung Quốc.

Đại sứ Tề Kiến Quốc---Tôi hoàn toàn đồng ý nhận xét này, Trung Quốc-Việt Nam đã có tình hữu nghị truyền thống lâu đời, trong đấu tranh cách mạng lâu dài, nhân dân hai nước Trung-Việt đã xây đắp nên tình hữu nghị nồng thắm, ủng hộ lẫn nhau và giúp đỡ cho nhau, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tôn vinh là 'mối tình thắm thiết Việt-Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em'.

Đan---Tôi được biết, Đại sứ Bùi Hồng Phúc từng theo học tại Trường Đại học Bắc Kinh trong những năm sáu mươi thế kỷ hai mươi. Song song với thời gian trôi qua, sự nhận xét về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung -Việt trở nên càng thêm sâu sắc.

Đại sứ Tề Kiến Quốc---Tôi cũng đã tham gia cuộc mít tinh tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam với tư cách là sinh viên của Trường Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh lúc bấy giờ.

Đan---Được biết Đại sứ Bùi Hồng Phúc là nhà học vấn, xuất khẩu thành thơ, vậy đề nghị Đại sứ miêu tả tình hữu nghị Trung-Việt bằng một bài thơ để nói lên quan hệ giao lưu gắn bó giữa nhân dân hai nước Trung-Việt.

Đan---Đại sứ Bùi Hồng Phúc quả là rất thạo tiếng Trung Quốc, dĩ nhiên Đại sứ Tề Kiến Quốc cũng rất giỏi tiếng Việt Nam, vả lại công tác và sinh sống rất nhiều năm tại Việt Nam, xin mời Đại sứ nhận xét và đánh giá chặng đường phát triển về quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Đại sứ Tề Kiến Quốc---Hoà bình hữu nghị luôn là dòng chính trong quan hệ hai nước Trung-Việt. Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, nhân dân hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau và đã xây đắp nên tình hữu nghị nồng thắm. Vừa rồi tôi đã trích dẫn câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Mối tình hữu nghị Việt-Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em". Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Kinh đã tổ chức cuộc mít tinh với sự tham gia của hàng triệu người, tôi cũng đã tham gia cuộc mít tinh đó. Buổi mít tinh đã đọc lời tuyên bố "ngày 20-5" nổi tiếng của Chủ tịch Mao Trạch Đông, trong đó có câu "700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất nước Trung Quốc rộng bao la là hậu phương đáng tin cậy của Việt Nam".

Quách Đan---Vừa rồi hai đại sứ đã nói lên những nhận xét của mình đối với tình hữu nghị Trung-Việt bằng những từng trải của mình, vậy xin hỏi Thị trưởng Liêu Ứng Xán, Bằng Tường và Việt Nam có đường biên giới dài 97 ki-lô-mét, có mấy cửa khẩu.

Liêu Ứng Xán---Có hai cửa khẩu loại A Quốc gia.

Đan---Là thị trường thành phố Bằng Tường, hẳn đồng chí có nhiều hiểu biết về trao đổi thương mại biên giới hai nước Trung-Việt. Mời đồng chí giới thiệu vài nét tình hình về mặt này.

Liêu Ứng Xán---Bằng Tường là hành lang kinh tế điển hình, nhờ có ưu thế địa lý, Bằng Tường có hai cửa khẩu loại A Quốc gia, đó là cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Ga xe lửa, ngoài ra còn có một cửa khẩu loại B, đó là cửa khẩu Bình Nhi và có bốn chợ biên giới, những cửa khẩu và chợ biên giới đó đã lôi kéo kinh tế cửa khẩu của Bằng Tường. Năm ngoái có 730 nghìn người qua lại cửa khẩu Hữu Nghị.

Đan---Đây có phải là toàn bộ số người Trung Quốc xuất nhập cảnh qua đường bộ hay không?

Liêu Ứng Xán---Con số này là chỉ những người đi lại bằng hộ chiếu, không bao gồm số người đi lại bằng giấy thông hành biên giới, ngoài giấy thông hành ra, còn phải làm một số thủ tục khác.

Đan---Vậy là giấy thông hành cũng có thể qua lại được ạ.

Liêu Ứng Xán---Tả Phủ Sơn của Hữu Nghị Quan đã thông xe, năm ngoái có hơn 60 nghìn lượt xe qua lại. Kinh tế biên mậu Bằng Tường gồm những đặc điểm như sau: Một là lưu lượng xe lớn, lưu lượng hàng hóa cũng lớn, tại các cửa khẩu loại A mà tôi vừa nói trên đây, một năm có hơn 60 nghìn lượt xe qua lại, nhưng tại chợ biên giới Phổ Chài của chúng tôi, bình quân mỗi ngày có 800 lượt ô-tô của hai nước Trung-Việt qua lại cửa khẩu, năm ngoái, lượng bốc xếp hàng hóa đã vượt quá 2,3 triệu tấn. Đặc điểm thứ hai là lưu lượng người đông, năm ngoái đã có 840 nghìn lượt người qua lại cửa khẩu Ga xe lửa và cửa khẩu Hữu Nghị, song riêng tại chợ biên giới Phổ Chài, trung bình mỗi ngày có hơn 5000 lượt người qua cửa khẩu mua bán. Đặc điểm thứ hai là kim ngạch thương mại mỗi năm một tăng, kim ngạch thương mại với Việt Nam đã lên tới hơn 15,7 tỷ đồng nhân dân tệ, chiếm 1/10 cả nước Trung Quốc, chiếm 1/3 của Quảng Tây, ưu thế địa lý và chính sách nhà nước đã mang lại lợi ích cho thành phố Bằng Tường.

Đan--- Quý vị cư dân mạng và thính giả thân mến, các bạn đang nghe là chương trình đối thoại đặc biệt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc mang tên "Hữu Nghị Quan chứng kiến Tình hữu nghị" tại cửa khẩu Hữu Nghị vùng biên giới Trung-Việt. Tôi là Quách Đan, người dẫn chương trình phát thanh Hoàn Cầu tiếng Hoa Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Đan---Hoạt động đối thoại đặc biệt lần này là do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Phát thanh nhân dân Quảng Tây phối hợp thực hiện, có mặt trong buổi đối thoại hôm nay còn có các phóng viên của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, trong đó kể cả phóng viên các nước làm việc tại đài chúng tôi, bên cạnh đó còn có các bạn của hai nước Trung Quốc-Việt Nam thường xuyên triển khai công tác biên mậu và giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung-Việt. Này, Mẫn Linh ơi, bây giờ chúng ta cùng giao lưu với các vị khán thính giả có mặt tại hiện trường nhé, được biết trong các bạn có người là dân biên giới địa phương, có người đến từ các nơi khác, trong con mắt của các bạn Việt Nam là một đất nước như thế nào. Xin mời bạn mặc quần áo dân tộc ngồi hàng ghế thứ hai phát biểu, bạn có phải người dân tộc Choang hay không?

Khán thính giả---Vâng , tôi là người Choang ạ.

Đan---Quần áo nam của dân tộc Choang rất đẹp.

Linh---Vâng, quần áo của anh đẹp quá, xin hỏi anh có ấn tượng gì về Việt Nam?

Khán thính giả---Xin cho phép tôi tự giới thiệu một chút, tôi là một diễn viên của Đoàn ca múa dân tộc Biên Phòng thành phố Bằng Tường.

Đan---Anh đi qua Việt Nam chưa?

Khán thính giả---Tôi từng đi qua nhiều lần, chủ yếu là đi biểu diễn để giao lưu nghệ thuật văn hóa với Việt Nam.

Đan---Bạn đi Việt Nam bằng giấy thông hành biên giới hay là hộ chiếu?

Khán thính giả--Miễn là dân địa phương, mà chứng minh thư cũng làm tại địa phương, thì được cấp giấy thông hành đi Việt Nam.

Đan---Cho nên các bạn ngày nào cũng có thể đi lại tự do phải không? Bạn biểu diễn tiết mục gì tại Việt Nam?

Khán thính giả---Hát và múa đều có cả.

Đan---Bạn cho rằng nhân dân Việt Nam thích nhất những bài hát gì và xem điệu múa gì?

Khán thính giả---Nhân dân Việt Nam hết sức yêu thích văn hóa nghệ thuật Trung Quốc, vì vậy, đoàn chúng tôi đi biểu diễn tại Việt Nam đều nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt của nhân dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam đặc biệt ưa thích bài ca "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên ". Rất nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam đều biết hát bài này.

Đan---Vậy là nhân dân Việt Nam càng yêu thích dân ca của Trung Quốc phải không?

Khán thính giả---Vâng, đúng ạ.

Đan---Thế còn bạn nào có mặt tại hiện trường đối thoại đặc biệt hôm nay có thể giới thiệu với chúng tôi vài nét về Việt Nam theo sự nhận xét của bạn hay không. Xin mời em gái ngồi hàng thứ ba.

Khán thính giả---Xin chào quý vị cư dân mạng và thính giả, chào người dẫn chương trình.

Đan---Chào em.

Khán thính giả---Em là người bản xứ, sinh ra và lớn lên tại Bằng Tường, trong đời sống hàng ngày, em thường xuyên dùng đến hàng hóa Việt Nam.

Đan---Em đơn cử xem nào.

Khán thính giả---Ví dụ như sáng sớm thức dậy, em sẽ dùng đến lược sừng trâu, bàn ghế gỗ gụ Việt Nam, dép Việt Nam v.v.

Linh---Dép Việt Nam rất nổi tiếng.

Đan---Đồ gỗ gụ Việt Nam cũng rất nổi tiếng.

Linh---Quách Đan nói đúng đấy.

Khán thính giả---Lại ví dụ như bánh cuốn của Việt Nam, ăn rất ngon.

Đan---Bánh cuốn là bánh như thế nào nhỉ?

Khán thính giả---Là loại bánh làm bằng bột gạo ạ, được tráng và cuốn lại cho nên có tên gọi là bánh cuốn.

Đan---Em có biết nói tiếng Việt Nam hay không?

Khán thính giả---Không ạ.

Đan---Chắc em nói được những câu đơn giản chứ. Giống như tôi vậy, tôi biết cách gọi tên tôi. Còn có bạn nào có thể giới thiệu về Việt Nam theo cách nhìn của mình, chắc các bạn đã nhiều lần đi Việt Nam rồi. Xin mời bạn mặc áo dân tộc mầu xanh phát biểu.

Khán thính giả---Em cũng là người Bằng Tường, em sinh ra và lớn lên ở đây.

Đan---Em đi Việt Nam rất nhiều lần rồi phải không? Có phải em thường xuyên sử dụng giấy thông hành hay không? Chúng tôi rất hâm mộ các bạn. Vì chúng tôi muốn đi Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu, còn các bạn thì có thể tự do qua lại.

Khán thính giả---Vâng ạ.

Đan---Ấn tượng sâu sắc nhất trong các chuyến thăm Việt Nam của bạn là gì? Bạn thích nơi nào nhất.

Khán thính giả---Em mới chỉ đến Lạng Sơn Việt Nam thôi ạ.

Đan---Lạng Sơn là tỉnh giáp với Trung Quốc.

Khán thính giả---Lần đầu tiên em đi Việt Nam là năm 1998, lúc đó em vừa mới bắt đầu đi làm.

Đan---Ồ, có nghĩa là đã 11 năm rồi.

Khán thính giả---Mỗi năm chúng em đều đi khoảng 2-3 lần.

Đan---Đi du lịch hay là đi mua sắm?

Khán thính giả---Có khi đi du lịch, có khi đi mua sắm, cũng có lúc đi công tác.

Đan---Khi em đi mua sắm thì em có phải mặc cả bằng tiếng Việt Nam hay không?

Khán thính giả---Em chỉ biết nói bao nhiêu tiền.

Đan--- Bao nhiêu tiền nói như thế nào nhỉ. Ví dụ như 50 nghìn đồng Việt Nam nói như thế nào, em biết mặc cả không? Em nói tiếng Trung Quốc người Việt Nam có hiểu không?

Khán thính giả---Khi em không nói được thì ra hiệu bằng tay, hoặc nói bằng tiếng Choang.

Linh---Hoặc là bấm số trên máy tính.

Khán thính giả---Vâng ạ, đó là phương thức đơn giản nhất.

Đan---Tôi nghe nói rất nhiều người Việt Nam biết nói tiếng Trung Quốc.

Khán thính giả---Đúng đấy.

Đan---Cảm ơn em.

Đan---Vậy còn bạn nào có nhận xét và ấn tượng đối với Việt Nam hay không. Xin mời bạn nam mặc áo đỏ.

Khán thính giả---Xin chào các bạn, tôi là bác sĩ Bệnh viện Nhân dân thành phố Bằng Tường. Tôi đến từ Nam Ninh, mới làm việc tại đây tròn một tháng, tôi chưa được đi Việt Nam, nhưng ở Bằng Tường tôi đã cảm nhận được những nét độc đáo của Việt Nam, ví dụ như các món ăn Việt Nam, dép Việt Nam, bánh kẹo Việt Nam đều để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.

Đan---Hai bạn đều giới thiệu với tôi về dép Việt Nam, sau này tôi nhất định phải mua vài đôi.

Linh---Ngay ở Bằng Tường cũng có đấy.

Khán thính giả---Như kiểu dép Thái Lan ấy à?

Đan---Tôi rất thích loại dép này, bạn còn ấn tượng gì không? Bạn vừa nói đến các món ăn Việt Nam, xin mời bạn giới thiệu một chút về món ăn Việt Nam nhé.

Khán thính giả---Em đã ăn phở Việt Nam, rất thanh đạm, hương vị khác với phở ở Nam Ninh và các nơi khác của Trung Quốc, rất là ngon, lần sau em sẽ đưa chị đi ăn.

Linh---Nhớ cho tôi đi cùng với.

Đan---Được rồi, tôi sẽ đi bằng hộ chiếu, còn bạn đi bằng giấy thông hành, làm xong thủ tục thì đến Lạng Sơn phải không?

Khán thính giả---Vâng, em sẽ đưa hai chị đi ăn phở Việt Nam.

Đan---Xin cảm ơn bạn.

Đan---Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, trong hơn 50 năm qua, hai đảng và nhân dân hai nước đã xây đắp nên tình hữu nghị nồng thắm. Sau khi hai nước thực hiện bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, quan hệ hai nước đã không ngừng được tăng cường, các cuộc đi thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo cấp cao diễn ra dồn dập.

Linh---Song song với hai nước Trung-Việt tiến thêm một bước mở cửa biên giới, hoạt động thương mại biên giới Trung-Việt trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, hàng ngày, xe cộ và du khách đi lại cửa khẩu Hữu Nghị Quan đông như nước chảy.

Đan---Thưa quý vị và các bạn, ở Hữu Nghị Quan phía sau hiện trường đối thoại chúng tôi là dòng người không ngớt, hết đợt này sang đợt khác và ai cũng tay xách nách mang.

Linh---Bây giời xin mời Thị trưởng Liêu Ứng Xán cho biết, tình hình biên mậu giữa hai nước Trung-Việt ra sao?

Đan---Vừa rồi Thị trưởng Liêu Ứng Xán đã giới thiệu một số tình hình hữu quan, xe ô-tô chủ yếu đi qua con đường nằm hai bên Hữu Nghị Quan, còn người dân chủ yếu đi lại qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Liêu Ứng Xán---Trên đây tôi đã giới thiệu vài nét chính của Hữu Nghị Quan, bây giờ tôi tập trung giới thiệu về nhịp bước phát triển của mậu dịch biên giới Bằng Tường. Chợ phiên biên giới của hai nước Trung-Việt có từ năm 1790, tức là thời kỳ nhà Thanh, Nhưng thực sự phát triển là bắt đầu từ tháng 12 năm 1986, tức là sau khi Việt Nam thực thi chính sách đổi mới mở cửa. Lúc đó, khu vực biên giới miền Bắc Việt Nam đã cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, do đó đã thúc đẩy tình hình giao thông của khu vực biên giới hai nước.

Đan---Cùng năm cũng là sau 10 năm Trung Quốc thúc đẩy cải cách mở cửa, cùng với cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới mở cửa của Việt Nam, hoạt động biên mậu của khu vực biên giới hai nước phát triển ngày càng sôi nổi.

Liêu Ứng Xán---Kể từ khi chính thức bước vào thời kỳ chính quy hóa vào năm 1991, Trung Quốc đã thực thi chính sách ưu đãi đối với khu vực biên giới, năm 1992, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã thực thi chính sách mở cửa 14 thành phố dọc đường biên giới, Bằng Tường là một trong những thành phố đó. Hiện nay, tình hình khuân vác hàng hóa bằng sức người ngày xưa đã trở thành cuộc tiếp sức giữa ô-tô với ô-tô. Sau khi đến Hữu Nghị Quan, ô-tô của hai bên trực tiếp bốc dỡ hàng cho nhau, nhờ đó khối lượng thương mại đã được nâng cao rất nhiều, từ kim ngạch mỗi năm lúc đầu chỉ có hàng trăm triệu đồng lên tới hàng chục tỷ đồng hiện nay, 6 tháng đầu năm nay đã vượt quá 5,6 tỷ đồng nhân dân tệ.

Linh---Qua giới thiệu trên đây của Thị trưởng Liêu Ứng Xán, chúng ta đã có sự hiểu biết khái quát về tình hình mậu dịch biên giới của hai nước Trung-Việt.

Đan---Song song với tiến trình nhất thể hóa toàn cầu kinh tế không ngừng đẩy mạnh, hai nước Trung Quốc-Việt Nam cũng không ngừng tăng cường hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Thí dụ như, ngày 28 tháng 12 năm 2005, đường cao tốc Nam Ninh Quảng Tây-Hữu Nghị Quan- tuyến đường cao tốc đầu tiên nối liền Trung Quốc với các nước ASEAN đã hoàn toàn thông xe, đó là con đường thuận tiện trong hoạt động trao đổi kinh tế thương mại giữa nhân dân hai nước Trung-Việt. Chính chúng ta từ Nam Ninh đến Bằng Tường đã đi qua con đường này, chỉ mất có 3 tiếng đồng hồ, đường cao tốc bằng phẳng rộng rãi, hai bên đường cây cối xum xue xanh rờn, khiến người ta cảm thấy hết sức thoải mái. Đường cao tốc này đi vào hoạt động đã mang lại những đổi thay to lớn cho biên mậu của hai nước cũng như giao lưu nhân viên giữa các khu vực biên giới.

Linh---Vâng, hiện nay từ Nam Ninh đến Hà Nội chỉ mất hơn 5 tiếng đồng hồ.

Đan---Tôi xin làm một phép toán nhé, nếu xuất phát từ Nam Ninh đến Hữu Nghị Quan chỉ cần hơn 5 tiếng, từ Hữu Nghị Quan đến Hà Nội mất hơn 2 tiếng, quả là việc thông xe đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho chúng ta, đường cao tốc này được coi là "con đường đệ nhất cửa ngõ miền Nam". Vậy theo sự nhận xét của Thị trưởng Liêu Ứng Xán, việc thông xe con đường này có ý nghĩa gì?

Liêu Ứng Xán---Con đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan tức là con đường nhanh tiện nhất đi vào nội địa Trung Quốc, đối với nhân dân Việt Nam mà nói, đó cũng là tuyến đường thuận tiện, nhờ đó hoạt động buôn bán đã trở nên dễ dàng hơn, giao lưu thuận tiện hơn. Tôi giữ chức Thị trưởng thành phố Bằng Tường từ ngày 18 tháng 1 năm nay, quan chức và nhân dân địa phương đều đến phản ánh với tôi, tại Bằng Tường có thể trông thấy xe mang biển hiệu của các địa phương, thậm chí có cả xe của Tây Tạng Trung Quốc. Điều này nói lên nhân dân cả nước Trung Quốc đều cho rằng, đây là con đường nhanh tiện nhất đi tới Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung.

Đan---Điều này có nghĩa là ô-tô đến từ hơn 30 tỉnh, thành phố, Khu Tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương Trung Quốc đều đã xuất hiện tại Hữu Nghị Quan.

Liêu Ứng Xán---Đúng là như vậy, đây là sự đổi thay thứ nhất. Biến đổi thứ hai là đối với nhân dân Việt Nam mà nói, việc thông xe con đường cao tốc này đánh dấu, các đoàn du lịch và văn hóa của Việt Nam đến thăm Trung Quốc trở nên dồn dập. Bây giờ các đoàn đó không những có thể đến Nam Ninh, mà còn có thể đến Quế Lâm, thậm chí đi du lịch và mua sắm tại Thâm Quyến. Theo con số thống kê của ngành du lịch, bình quân mỗi năm có hơn 100 nghìn người Việt Nam nhập cảnh từ Hữu Nghị Quan để đến các nơi Trung Quốc. Sự đổi thay thứ ba là sau khi khai thông con đường này, sự giao lưu trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch, nông nghiệp thậm chí giao thông giữa các bộ ngành các cấp chính quyền địa phương Trung Quốc với bộ ngành hữu quan của Chính phủ Việt Nam ngày một tăng lên, theo con số thống kê từ năm 2006 đến nay, tổng cộng hơn 128 đoàn gồm hơn 2300 lượt người đã từng xuất nhập cảnh tại Hữu Nghị Quan. Nói chung thay đổi rất lớn, hơn nữa qua trao đổi như vậy, quan hệ hai bên càng thêm mật thiết hơn, tình cảm càng thắm đậm hơn.

Đan---Việc thông xe đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan đã rút ngắn khoảng cách giữa Quảng Tây Trung Quốc với Lạng Sơn Việt Nam. Quách Đan cho rằng, chắc hai Đại sứ đã từng nhiều lần đi qua con đường cao tốc này trong bốn năm kể từ khi thông xe đến nay, vậy xin hỏi hai Đại sứ có cảm nhận gì? Trước hết xin mời Đại sứ Tề Kiến Quốc.

Tề Kiến Quốc---Bản thân tôi đã dốc sức thúc đẩy xây dựng đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan.

Quách Đan---Vâng, lúc đó Đại sứ Tề Kiến Quốc đang giữ chức Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.

Tề Kiến Quốc---Trước đó, các đồng chí lãnh đạo chính quyền Quảng Tây từng ngồi xe đi qua Hữu Nghị Quan, nhưng vì những năm đó ô-tô đi lại chưa phải nhiều lắm, cho nên các đồng chí cho rằng, nếu xây dựng đường cao tốc chắc hiệu quả kinh tế không lớn lắm, chỉ thể hiện ý nghĩa chínhh trị nhiều hơn. Lúc đó các đồng chí mời tôi đến Bằng Tường giới thiệu tình hình, tôi nói rằng, con đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan không những là con đường chính trị, mà còn là con đường hữu nghị, càng là con đường hợp tác phát triển kinh tế thương mại. Không ngờ việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN sau đó không bao lâu đã được đưa vào chương trình nghị sự. Còn nửa năm nữa, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN sẽ cơ bản xây dựng xong, đến lúc đó, 93% lượng thương mại hai chiều sẽ thực hiện mức thuế không phần trăm, dĩ nhiên mậu dịch giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng vậy, đó là bước phát triển rất lớn, Năm 1991, kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ có 33 triệu đô-la Mỹ, nhưng đến năm 2007 lên tới 15 tỷ đô-la Mỹ, năm 2008 đã đạt 20 tỷ đô-la Mỹ.

Đan---Nghe nói dép Việt Nam rất đẹp, đi rất êm, nếu như sau khi thực hiện mức thuế không phần trăm, thì tôi mua dép Việt Nam tại Trung Quốc sẽ rất tiện chứ?

Tề Kiến Quốc---Hiện nay cũng có thể mua được chứ, cho dù có đánh thuế cũng rất rẻ. Chính vì vậy, các đồng chí lãnh đạo của Quảng Tây về sau đã quyết định đẩy nhanh xây dựng con đường này. Đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan chính thức thông xe vào tháng 12 năm 2005, song trước khi thông xe tôi đã tháp tùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngồi xe đi qua cột mốc cây số không. Đây là đại lộ quốc tế thuận tiện nhất để đưa Trung Quốc đi tới Việt Nam nói riêng cũng như đi tới các nước ASEAN nói chung. Tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã mở đường cao tốc từ Côn Minh đến Băng Cốc, nhưng trong đoạn đường Trung Quốc, riêng từ Côn Minh đến Mường Lạp đã dài hơn 800 ki-lô-mét. Trong khi đó từ Nam Ninh đến Hữu Nghị Quan, nếu phóng nhanh một chút chỉ cần có 2 tiếng là đến, hiện nay hệ thống khai báo hải quan bằng điện tử cũng đã hoàn thành, chỉ cần đăng ký trước thì sẽ có thể loại bỏ những phiền phức về xếp hàng làm thủ tục, thực hiện tiện lợi hóa thông quan, từ Hữu Nghị Quan đến Bằng Tường chưa đến 2 tiếng đồng hồ, thế nhưng trước đây, từ Nam Ninh Quảng Tây Trung Quốc đến Hà Nội Việt Nam phải tốn hơn 10 tiếng đồng hồ, còn phải làm thủ tục nữa. Vì vậy, việc khai thông đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan đã rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa Nam Ninh và Hà Nội, ăn sáng tại Nam Ninh, ăn cơm trưa tại Hà Nội. Chúng ta không phải chỉ coi trọng sự phát triển của Bằng Tường và Sùng Tả cũng như kinh tế thương mại của khu vực biên giới Trung-Việt, điều càng quan trọng hơn là đây là đại lộ quốc tế trên lục địa ngắn nhất, nhanh nhất và thuận tiện nhất để đưa Trung Quốc đi qua Việt Nam tới các nước ASEAN. Nhất là song song với việc hoàn thành Khu vực mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN, con đường quốc tế này sẽ đóng vai trò ngày một quan trọng.

Đan---Khi Đại sứ Tề Kiến Quốc nói đến đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan hết sức chấn phấn, bởi vì Đại sứ đã chứng kiến sự trưởng thành của nó.

Linh---Đại sứ Bùi Hồng Phúc cũng từng nhiều lần đến thăm Hữu Nghị Quan, xin mời Đại sứ cho biết những cảm nhận của Đại sứ về đường cao tốc này.

....

Tề Kiến Quốc---Tôi đã tích cực thúc đẩy đề án hai hành lang một vành đai trong nhiệm kỳ tôi giữ chức Đại sứ, sau đó đã được Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký. Một hành lang là từ Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phỏng-Quảng Ninh, một hành lang khác là từ Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan là con đường quốc tế lớn, là con đường để Trung Quốc triển khai hợp tác và phát triển kinh tế với Việt Nam và ASEAN, là con đường phát triển hữu nghị. Trên thực tế, người và hàng hóa của các nước khác thuộc khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đều có thể đi con đường này, thí dụ như kể từ ngày 1 tháng 7, hoa quả của Thái Lan đã có thể đi vào thị trường Trung Quốc qua con đường này.

Đan---Sang năm là năm chào mừng kỷ niệm Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 60 năm, 60 năm qua, hoạt động giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước đã không ngừng được tăng cường, nhất là mậu dịch biên giới của Quảng Tây Trung Quốc và mậu dịch biên giới của Việt Nam.

Liêu Ứng Xán---Biên mậu của Bằng Tường chúng tôi được chia làm năm giai đoạn. Một là giai đọan cất bước, từ 1986-1991, giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển, từ 1991-1999, đó là những năm Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách mở cửa đối với các thành phố dọc biên giới, trong đó kể cả Bằng Tường; giai đoạn thứ ba là giai đoạn ổn định, từ 1999-2004.

Đan---Năm 1999 Trung Quốc đưa ra chính sách "chấn hưng biên giới làm giàu cho dân".

Liêu Ứng Xán---Đúng là như vậy, Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây bắt đầu thực thi chính sách này từ năm 2000. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn phát triển vượt bậc, lúc đó Bằng Tường đã trở thành khu vực biên giới tương đối ổn định, vì vậy thu hút sự chú ý của thương gia các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang, họ đã tham gia mậu dịch bình thường và mậu dịch biên giới của Bằng Tường, khiến biên mậu của giai đoạn đó được phát triển hết sức nhanh chóng; giai đoạn thứ năm là giai đoạn thách thức, từ 2004 đến nay. Mậu dịch biên giới của giai đoạn này không những bao gồm chợ phiên biên giới, mậu dịch tiểu ngạch, mà còn bao gồm mậu dịch bình thường phát triển nhanh chóng. Bởi vì sau khi khai thông đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan, hàng hóa của thương gia Thâm Quyến vận chuyển đến ASEAN và hàng hóa khách hàng Việt Nam vận chuyển đến Nhật Bản đều đi qua Hữu Nghị Quan. Chính vì thế, giai đoạn này là giai đọan phát triển song song mậu dịch các loại, cạnh tranh với nhau, phát triển lẫn nhau. Ngoài sự thay đổi về số lượng ra, chủng loại hàng hóa cũng trở nên đa dạng hóa. Trước đó, mậu dịch biên giới của Bằng Tường chỉ đề cập tới hàng nhật dụng và một số mặt hàng nhỏ, hiện nay biên mậu của Bằng Tường đang phát triển theo hướng chuyên môn hóa, ví dụ như hàng ngũ kim và hàng nhật dụng chúng tôi bán sang Việt Nam đã nêu bật đặc điểm của thị trường hóa. Bằng Tường là thị trường giao dịch hoa quả lớn nhất giữa Trung Quốc với ASEAN, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, hoa quả Việt Nam đều sẽ từ Phổ Chài ùn ùn chở đến Bằng Tường, hiện nay tại Bằng Tường bất cứ lúc nào đều có thể thưởng thức hoa quả Việt Nam. Sau khi tôi đến nhậm chức Thị trưởng Bằng Tường, chanh Việt Nam đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất, chúng tôi bữa nào đều dùng quả chanh, chanh là hoa quả Việt Nam hết sức điển hình, nó vừa là rau lại là quả. Thị trường chuyên nghiệp thứ hai là thị trường gỗ gụ. Gỗ gụ và gỗ Trắc của Việt Nam rất nổi tiếng và bán chạy tại Trung Quốc, nói chung sau khi đến thăm Bằng Tường du khách đến từ các nơi Trung Quốc đều đi thăm thị trường gỗ gụ của chúng tôi. Sau khi bước sang giai đoạn thách thức và cạnh tranh, ngành thương mại của Bằng Tường nói chung đã chuyển sang hướng phát triển mang tính chuyên nghiệp, nhờ đó vừa tiện cho người dân Trung Quốc, lại tiện cho người dân Việt Nam, hai bên đều có thể mua được những mặt hàng bền đẹp giá rẻ.

Đan---Vừa rồi Thị trưởng Liêu Ứng Xán đã từ năm giai đoạn giới thiệu với quý vị cư dân mạng và các bạn thính giả tình hình thương mại biên mậu Trung-Việt, biên mậu quả đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho nhân dân biên giới hai nước Trung-Việt. Tôi cho rằng đông đảo nhân dân khu vực biên giới đều mong chính phủ đưa ra những chính sách mang lại lợi ích thực chất cho họ, xin Thị trưởng Liêu Ứng Xán cho biết, Bằng Tường đã đưa ra những chính sách ưu đãi như vậy chưa?

Liêu Ứng Xán---Tiền đề lớn của chính sách thành phố Bằng Tường là chính sách "chấn hưng biên giới làm giàu cho dân " của Nhà nước. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách chấn hưng biên giới, làm giàu cho dân vào năm 1999, Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây từng lần lượt triển khai chương trình chấn hưng biên giới, làm giàu cho dân vào 2000 và 2008. Hai chương trình này chủ yếu tiến hành cải tạo, xây dựng nâng cấp đường xá, cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện cư trú và công trình nước sạch của khu vực biên giới, tổng cộng đầu tư hơn 160 triệu đồng nhân dân tệ, hoàn thành hơn 2200 dự án. Sau khi thực thi chính sách chấn hưng biên giới làm giàu cho dân, giao thông của khu vực biên giới đã thuận tiện hơn trước, ngày xưa, nhân dân khu vực biên giới chỉ có thể khuân vác bằng vai, hiện nay, hoạt động biên mậu của khu vực biên giới đều được vận chuyển bằng xe. Bên cạnh đó, nhân dân khu vực biên giới đều đã vận chuyển hàng hóa bằng xe nông dụng. Ngoài ra, tham gia vận chuyển hàng hóa khu vực biên giới cũng đã tăng thêm thu nhập cho nhân dân biên giới. Những chính sách đó hết sức thực tế. Hiện nay nhân dân khu vực biên giới không những cung cấp dịch vụ, mà còn là chủ kinh doanh, có người thì đã làm ăn to tại Việt Nam, ưu thế của họ là biết cả tiếng Trung và tiếng Việt. Có một chủ hàng vừa mở lớp đào tạo, mà còn mở nhà hàng, bên cạnh đó còn mở xưởng gia cụ gỗ gụ, thậm chí có người còn tiến hành một số kinh doanh khác tại ngay tại khu vực biên giới.

Đan---Vừa rồi, đồng chí Thị trưởng đã giới thiệu với chúng tôi những chính sách ưu đãi về biên mậu cũng như những nỗ lực của họ. Vậy các bạn khán thính giả có mặt tại hiện trường đối thoại hôm nay có thể chia sẻ với chúng tôi những tâm đắc về sự biến đổi của khu vực biên giới hay không? Xin hỏi anh có phải là người dân tộc Choang hay không?

A---Tôi hôm nay mặc bộ áo dân tộc Mèo. Xin chào, tôi là hướng dẫn viên của cảnh quan Hữu Nghị Quan. Tôi rất tự hào và kiêu hãnh bởi mình có thể giới thiệu lịch sử lâu đời của Hữu Nghị Quan cũng như cảnh quan tươi đẹp của biên thùy Trung Quốc. Tôi hàng ngày đều sinh hoạt tại đây, có thể nói tôi là người chứng kiến sự phồn thịnh của mậu dịch biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tôi thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm Việt Nam, tôi rất thích cà phê Việt Nam. Bởi vì là hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi sẽ thể hiện những điều tốt nhất cho du khách các nước, cho nên cà phê Vịêt Nam có thể giúp tôi có nụ cười càng tươi hơn, để tôi hoàn thành công việc càng tốt hơn.

Đan---Tôi còn cho rằng, cà phê còn có thể làm đẹp da.

B---Biên mậu ở đây ngày nào cũng hết sức tấp nập và bận rộn, trong đó có rất nhiều ô-tô đi qua đường hầm nằm trên đường cao tốc Nam Ninh-Hữu Nghị Quan để đi tới Việt Nam.

Đan---Thường ngày em hướng dẫn bằng tiếng trung hay là tiếng Việt?

A---Nói chung là dùng tiếng Trung ạ.

Đan---Vậy khi hướng dẫn cho khách du lịch Việt Nam, thì em nói bằng tiếng Việt phải không?

A--- Em chỉ nói được ít thôi ạ.

Linh---Vậy em biết nói những câu gì?

Linh---Em nói rất chuẩn đấy.

Đan---Chắc chắn chuẩn hơn tôi rất nhiều. Tôi xấu hổ quá, tiếp theo còn có bạn nào muốn phát biểu không?

C---Xin chào, tôi là sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, đến làm việc tại Bằng Tường không bao lâu, hôm nay tôi rất vui mừng được có dịp tham gia đối thoại đặc biệt này. Qua chương trình hôm nay, tôi đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn đối với quan hệ Trung-Việt. Trước đây , tôi chưa có nhiều hiểu biết về Hữu Nghị Quan, chỉ là nghe qua từ họ hàng và bạn bè mà thôi, sau khi rời ghế nhà trường tôi đã đến với công tác tại đây, tôi thích lắm. Ngay từ hôm làm việc đầu tiên tôi đã đến thăm Hữu Nghị Quan, phát hiện rất nhiều du khách Trung Quốc đi du lịch tại Việt Nam, bản thân tôi cũng đã được thưởng thức một số món ăn đặc sắc của Việt Nam.

Đan---Vừa đến làm việc tại đây, chắc người dân địa phương trước tiên kiến nghị em đến thăm Hữu Nghị Quan phải không.

D---Vâng ạ. Tại Hữu Nghị Quan em còn trông thấy rất nhiều hàng hóa Việt Nam, đồng thời được chia sẻ mối tình nồng thắm giữa nhân dân hai nước Trung-Việt. Em phát hiện em ngày càng yêu thích Bằng Tường, em công tác tại đây cảm thấy hết sức sung sướng. Em là người Nam Ninh, mong ngày càng nhiều bạn bè đến du lịch tại Bằng Tường. Xin cảm ơn.

Đan---Tôi tin rằng nhân dân biên giới đều hết sức quan tâm khu vực biên giới của chúng ta trong tương lai sẽ phát triển ra sao? Là Thị trưởng của thành phố Bằng Tường, xin đồng chí Liêu Ứng Xán cho biết Bằng Tường sẽ có bức tranh quy hoạch như thế nào?

Liêu Ứng Xán---Mục tiêu phát triển trong tương lai của thành phố Bằng Tường là sẽ trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế mang tính khu vực. Trước tiên nhờ có cơ hội do các chính sách Nhà nước mang lại cho Bằng Tường, ví dụ như chính sách phát triển khu vực miền Tây, hơn nữa chính Bằng Tường cũng nằm trong khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Những năm nay, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng khu hợp tác thương mại xuyên biên giới, ngày 29 tháng 12 năm 2008, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập kho ngoại quan tổng hợp Bằng Tường. Chính sách của Nhà nước Trung Quốc đã định hướng phát triển cho thành phố Bằng Tường, đó tức là kho ngoại quan mang tính khu vực và quốc tế. Về phía Việt Nam mà nói, những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng khu vực miền Bắc. Tỉnh Lạng Sơn Việt Nam ở bên kia đường biên giới có bốn huyện và thành phố, Việt Nam đã định hướng cho mỗi huyện và thành phố đó. Hiện nay hai nước Trung-Việt đều đã giao chính sách cho các huyện và thành phố của khu vực biên giới, hai năm nay, Bằng Tường cũng đã tăng cường giao lưu giữa các huyện và thành phố dọc đường biên giới hai nước, trung bình mỗi năm đều tiến hành ba cuộc giao lưu, hai bên cùng thảo luận nghiên cứu làm thế nào để thúc đẩy công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, điểm mậu dịch cũng như giao lưu văn hóa, cùng phát triển với Việt Nam, chúng ta mong rằng qua sự nỗ lực của các thế hệ, Bằng Tường sẽ trở thành một điểm sáng trên đường biên giới Trung-Việt về tự do giao lưu nhân viên, lưu thông hàng hóa và lưu động vốn.

Đan---Đến lúc đó tôi nhất định quay lại thăm Bằng Tường, bây giờ xin nhường lời cho Đại sứ Bùi Hồng Phúc. Đại sứ Bùi Hồng Phúc đã sắp đặt tổ chức rất nhiều hoạt động hữu nghị dân gian hai nước Trung-Việt, chân thành cảm ơn Đại sứ đã đóng góp cho tình hữu nghị nhân dân hai nước Trung-Việt. Xin mời Đại sứ Bùi Hồng Phúc.

Tề Kiến Quốc---Tôi tin tưởng rằng, tương lai phát triển của Bằng Tường tất sẽ hết sức tốt đẹp, bởi vì Bằng Tường có ưu thế khu vực độc đáo. Giữa Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới dài hơn 1400 ki-lô-mét, dọc đường biên giới Trung Quốc có 4 cửa khẩu quốc tế, Quảng Tây có 3 cửa khẩu, trong đó Bằng Tường có hai 2 cửa khẩu, bên cạnh đó còn có cửa khẩu Đông Hưng và Móng Cái, bên kia đường biên giới tỉnh Vân Nam là cửa khẩu Hà Khẩu- Lào Cai. Trong số hai cửa khẩu của Bằng Tường, một là cửa khẩu Hữu Nghị Quan đường bộ, hai là cửa khẩu đường sắt đi qua Đồng Đăng Việt Nam. Cho nên có thể nói ưu thế địa lý của Bằng Tường là không nơi nào sánh kịp. Kinh tế cửa khẩu, kinh tế đại lộ, một hành lang kinh tế đi qua Bằng Tường, thực ra hành lang kinh tế không những là đại lộ, mà dọc hai bên đường cần phải có vành đai kinh tế, trong đó có một số dự án hợp tác, đặc biệt là gần đây Bằng Tường lại được Quốc Vụ viện phê chuẩn là Kho ngoại quan tổng hợp, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong kho Ngoại quan là hải quan điện tử, qua màn hình chúng ta có thể trông thấy tình hình người và ô-tô qua lại cây số không. Nơi đây sẽ thực thi chế độ khai báo hải quan trước, trực tiếp nối mạng với cửa khẩu Việt Nam, là hệ thống dịch vụ thông quan nhanh chóng và tiện lợi. Việc xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN, hàng loạt hàng hóa sẽ xuất nhập cảnh từ Bằng Tường, với hành lang kinh tế Trung-Việt, kho ngoại quan tổng hợp, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, nhờ đó Bằng Tường sẽ có tương lai phát triển rộng lớn. Trong nước Trung Quốc, rất nhiều người biết đến Hữu Nghị Quan, nhưng Bằng Tường lại chưa được nhiều người biết đến, nếu sau này đổi tên Bằng Tường thành Hữu Nghị Quan, thì điểm sáng sẽ càng thêm nổi bật, hiệu ứng của danh sơn danh thủy và danh quan sẽ càng to lớn hơn.

Đan---Non nước Quế Lâm đẹp nhất thiên hạ, trong tương lai Hữu Nghị quan cũng sẽ nổi tiếng thiên hạ. Trên đây, ba khách mời đã vẽ nên bức tranh tương lai cho Bằng Tường, vậy xin hỏi bà con biên giới có mặt hôm nay có gửi gắm hy vọng gì không?

D---Tôi là cán bộ của phòng ngoại vụ Bằng Tường, tôi tràn đầy niềm tin đối với tương lai của Bằng Tường. Tôi chủ yếu làm công tác tiếp đón các cấp lãnh đạo của Việt Nam, rất quen biết Việt Nam, cũng có mối quan hệ rất tốt với các huyện và thành phố dọc biên giới Việt Nam. Bằng Tường chúng tôi đã thiết lập cơ chế đi thăm hữu nghị với ba huyện và một thành phố của Việt Nam, phối hợp triển khai rất nhiều dự án nông nghiệp, kinh tế, thương mại,văn hóa v.v.

Đan---Xin hỏi trong con mắt của các bạn Bằng Tường sẽ có một tương lai như thế nào?

D---Tôi cho rằng tương lai của Bằng Tường hết sức tốt đẹp, sẽ trở thành một thành phố quốc tế hóa thực sự. Nhà nước đã phê chuẩn xây dựng Kho ngoại quan tổng hợp Bằng Tường, đề án về khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia do hai nước nêu ra hiện đang trong phê duyệt, điều này tất sẽ phát huy vai trò tích cực nhiều hơn cho sự phát triển của Bằng Tường.

Đan---Hữu Nghị Quan đã chứng kiến lịch sử trong gần 60 năm kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Hữu Nghị Quan đã chứng kiến sự giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cũng đã chứng kiến thương mại hai chiều ngày càng phồn thịnh và lớn mạnh của hai nước Trung-Việt, trong tương lai, Hữu Nghị Quan sẽ tiếp tục chứng kiến hữu nghị, giao lưu, hợp tác và phát triển. Quý vị và cư dân mạng thân mến, chương trình đối thoại đặc biệt mang tên "Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị" hôm nay xin kết thúc tại đây, một lần nữa cảm ơn ba vị khách mời, cảm ơn các phóng viên Trung Quốc và nước ngoài, cảm ơn các bạn đến từ hai nước Trung Quốc và Việt Nam, cảm ơn sự có mặt của tất cả các bạn hôm nay.


1 2