Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động "Tìm hiểu Trung Quốc: Hành trình biên giới của phóng viên Trung Quốc và nước ngoài Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc" tại Quảng Tây, cuộc đối thoại trực tuyến có hình "Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị" ngày 29 đã diễn ra tại Hữu Nghị Quan, thành phố Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc. Các đồng chí Tề Kiến Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Bùi Hồng Phúc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và thị trưởng thành phố Bằng Tường Liêu Ứng Sán đã nhận lời mời tham gia. Mọi người đã nhìn lại sự phát triển của quan hệ hai nước Trung-Việt trong gần 60 năm qua và triển vọng về tương lai từ ba mặt: chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân.
Sáng 28, đồng chí Tề Kiến Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, và đồng chí Bùi Hồng Phúc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, đã song ca bài hát "Việt Nam-Trung Hoa" bằng tiếng Việt tại Hữu Nghị Quan, mở màn cho cuộc đối thoại đối thoại trực tuyến có hình với chủ đề "Hữu Nghị Quan chứng kiến tình hữu nghị".
Hữu Nghị Quan là cửa khẩu trên bộ quan trọng nối liền Trung Quốc với các nước Đông-Nam Á, cũng là nơi chứng kiến sự phát triển của quan hệ hai nước Trung-Việt. Đồng chí Bùi Hồng Phúc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, Hữu Nghị Quan có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử giao lưu giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc. Đồng chí nói:
"Trước hết, tôi phải nói rằng, Hữu nghị quan là một nơi chứng kiến những sự kiện quan trong cũng như các hoạt động rất quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Còn về mặt kinh tế mà nói, con đường giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được mở rất rộng rãi, Hữu nghị quan là một nơi giao lưu về mặt kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi chú ý đến, hàng đoàn người xếp hàng để đi du lịch giữa hai bên tại Hữu nghị quan, rất nhiều người Việt Nam sang Trung Quốc tham quan và rất nhiều người từ Trung Quốc sang Việt Nam du lịch, chứng tỏ Hữu nghị quan là một vị trí rất quan trọng và đặc biệt."
Hai nước Trung Quốc-Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18-1-1950. Sau khi thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1991, tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã được tiếp thêm sức sống mới. Đặc biệt là phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "bốn tốt" "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" do Lãnh đạo hai nước xác định đã đưa quan hệ hai nước Trung-Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.
Quan hệ chính trị giữa hai nước Trung-Việt được tăng cường đã cung cấp sự bảo đảm quan trọng cho giao lưu mậu dịch biên giới giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc thi hành chính sách cải cách mở cửa và Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thi hành chính sách "làm giàu cho nhân dân biên giới" năm 1999, mậu dịch biên giới giữa hai nước Trung-Việt đã phát triển bừng bừng hơn bao giờ hết.
Để thúc đẩy phát triển mậu dịch biên giới, Chính phủ hai nước đã nỗ lực rất lớn. Ví dụ như, tuyến đường cao tốc từ Nam Ninh, Quảng Tây đến Hữu Nghị Quan-tuyến đường cao tốt nối liền với các nước ASEAN đầu tiên của Trung Quốc thông xe toàn tuyến vào năm 2005 đã trở thành một tuyến đường thuận tiện cho giao lưu kinh tế-thương mại giữa hai nước Trung-Việt, rút ngắn mạnh mẽ khoảng cách giữa hai nước và nhân dân hai nước.
Về sự giao lưu giữa nhân dân hai nước Trung-Việt, hai nước gần gũi về địa lý, văn hóa tương thông, nhân dân vùng biên giới hai nước như anh em một nhà. Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc cho biết, cùng với các năm quan trọng sắp đến, giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt-Trung sẽ được tăng cường hơn nữa:
"Tôi muốn nhấn mạnh tới giao lưu giữa nhân dân ra hai bên biên giới và nhân dân giữa hai nước Việt-Trung, bởi vì giao lưu nhân dân là trái tim đến với trái tim, trái tim đến với trái tim rồi thì không có gì phá vỡ nổi. Trong thời gian gần đây và sắp tới, giao lưu nhân dân hai nước Việt-Trung sẽ rất nhộn nhịp, bởi vì năm nay là Quốc khánh 60 năm của Trung Quốc, đầu năm tới là 60 năm Kiến giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, cuối năm tới Quốc khánh lần thứ 65 của Việt Nam, sang năm lại là Năm hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, cho nên, Hội hiệp hội Việt-Trung cũng như các hiệp hội hữu nghị sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động để thúc đẩy quan hệ đó."
"Trung Quốc-Việt Nam thắm tình hữu nghị, vừa là đồng chí vừa là anh em", đây là sự tổng kết cao độ về tình hữu nghị hai nước của các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước. Triển vọng về tương lai, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc cho biết, tình hình mới sẽ thúc đẩy quan hệ Trung-Việt bước vào giai đoạn mới.
"Hoà bình và hữu nghị luôn là dòng chính của quan hệ Trung-Việt, phương châm 16 chữ là khuôn khổ phát triển của quan hệ hai nước trong thế kỷ 21. Sang năm là kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt nam, cũng là Năm Hữu nghị Trung-Việt, tôi tin tưởng rằng, thông qua sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt nhất định sẽ bước lên giai đoạn phát triển mới".