Bác chăn nuôi họ Đàm và một sinh viên tình nguyện người Nhật đang chuẩn bị thức ăn cho gấu mèo. Bác Đàm nói, sau động đất, có 4 chú gấu mèo được chuyển từ Ngoạ Long đến nuôi tại đây, bây giờ đã không khác biệt gì với các chú gấu mèo khác. Bác nói về những chú gấu mèo này cứ như nói về những đứa con của mình vậy:
"Chiều nó thì nó sẽ nghe lời, gấu mèo nghe lời cảm giác rất tốt. Lúc nó ốm, tôi gọi bác sĩ thú y đến khám, có chuyên gia chữa cho chúng, nhưng cũng rất lo."
Trận động đất Văn Xuyên đã phá hoại nghiêm trọng Cơ sở gấu mèo Ngoạ Long, nơi sinh sống của gấu mèo hoang dã vùng gần tâm chấn, 70% nơi sinh sống của gấu mèo hoang dã, nhất là nơi nguồn rừng tre mọc ở độ cao so với mặt biển từ 2000 mét đến 2500 mét đã bị phá hoại nghiêm trọng, gấu mèo từng có lúc bị đe doạ không có tre ăn. Cơ sở Nghiên cứu gây giống gấu mèo Thành Đô lập tức chi viện, khiến gấu mèo vượt qua thời kỳ thiếu tre ăn. Chủ nhiệm Cơ sở Nghiên cứu gây giống gấu mèo Thành Đô Trương Chí Hoà nói:
"Trong cơ sở chúng tôi đã trồng khoảng 13 héc-ta rừng tre, chúng tôi dự trữ phòng khi xảy ra thiên tai, sẽ có tre cho gấu mèo ăn."
Hiện nay, gấu mèo ở Ngoạ Long đã được sắp xếp ổn thoả, nhưng tái thiết khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long, để gấu mèo sớm được trở lại nơi sinh sống ban đầu vẫn là nguyện vọng lớn nhất của ông Trương Hoà Dân, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu bảo vệ gấu mèo Trung Quốc Ngoạ Long:
"Chúng tôi đã xây nhà gỗ lắp ghép và công trình tạm thời cho gấu mèo, chuyển gấu mèo đến nuôi. Song thế nào chúng cũng cảm thấy không dễ chịu. Vì Ngoạ Long là nơi sinh sống ban đầu, nơi nó cảm thấy dễ chịu nhất."
1 2 3 |