Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Gặp lại " sau 18 năm xa cách – Đảo Vạn Vĩ dân tộc Kinh—17/12/2008
   2009-01-14 13:22:18    cri

Sau khi bình tĩnh trở lại, bà tự giới thiệu mình tên là Trần Phú Quý, có hai con gái và một con trai, người con trai đang ở Ô-xtrây-li-a, con gái cả và con gái thứ hai đều buôn bán làm ăn. Ngôi nhà trong tấm ảnh đã bị phá đi từ lâu rồi, địa chỉ ngôi nhà cũ ở ngay đối diện với ngôi nhà mới đang ở này. Thấy bà ngoại mình lại vừa cười vừa nói, cô bé Huệ Huệ xinh đẹp lại càng trở nên hoạt bát, Huệ hát cho chúng tôi nghe bài dân ca "Qua cầu gió bay". Huệ nói, lên đến lớp 5 nhà trường bắt đầu dạy tiếng Kinh (tương tự như tiếng Việt vậy), Huệ rất thích học thứ tiếng này, cứ đến cuối tuần là Huệ lại tập đàn điện tử và đàn Bầu—thứ đàn truyền thống dân tộc Kinh.

Trong khi nói chuyện, bà Quý liền từ trong nhà lấy ra ba bộ áo dài rất đẹp, bà bảo hai chị em chúng tôi và em Huệ mỗi người đều vận bộ áo dài vào. Do thân hình tôi hơi mập, bà Quý mấy lần cố giúp tôi cài cúc áo, nhưng vẫn không được, đành phải thôi vậy. Lúc chia tay, bà Quý nhờ chúng tôi mang quà về Bắc Kinh cho Tuyết Phong--cô phóng viên đến thăm bà năm xưa, nhưng quà nặng quá, chúng tôi đành phải cảm ơn tấm lòng bà thôi chứ không mang về được. Nghĩ đến tâm trạng nôn nóng nhớ lại chuyện xưa của bà, tôi liền gọi điện thoại cho chị Tuyết Phong. Bà Quý nghe điện thoại, đứng ra sau phía lưng chúng tôi, bà nói chuyện với chị Tuyết Phong khoảng vài ba phút, tôi nghĩ có lẽ bà không muốn chúng tôi lại nhìn thấy nước mắt bà lại trào ra chăng?

Tôi hỏi bà, bác nói gì với chị Phong đấy ạ? Thời giờ thấm thoắt thoi đưa, một tấm ảnh chụp cách đây 18 năm khiến bà Quý vừa vui vừa buồn. Sau khi rời khỏi nhà bà Quý, chúng tôi liền đi phỏng vấn ông Tô Xuân Phát, một nghệ nhân dân gian điạ phương. Sự tình cờ thật như trong phim truyện vậy, anh Nguyễn Chí Thành, cháu trai của cụ Nguyễn Thế Hoà 82 tuổi gảy đàn Bầu trong cuộc phỏng vấn cách đây 18 năm cũng có mặt tại nhà ông Phát. Tôi vội mở máy vi tính, mở tấm ảnh của ông nội anh đã được cất giữ trong máy vi tính ra cho anh xem, người đàn ông trung niên 41 tuổi này cứ dán mắt vào màn vi tính kinh ngạc đến hết chỗ nói, xúc động đến đôi môi run run, không nói lên lời.

Đên đã khuya, niềm xúc động và phấn khởi được gặp lại "bạn xưa" lúc ban ngày vẫn vương vấn chúng tôi. Ngày mai, chúng tôi lại tiếp tục lên đường đi tìm kiếm những nhân vật khác cách đây 18 năm, không hiểu sẽ gặp lại ai trong số những người chụp chung trong tấm ảnh này nhỉ?


1 2