Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà hàng rau rừng Trung Việt bên sông Quy Xuân—13/12/2008
   2009-01-14 13:17:58    cri

Lúc này, hai con trâu nghênh ngang đi qua nơi chiếc xe tắc-xi đang đỗ, chúng tôi tò mò nhìn những con trâu suốt ngày bơi lội trong con sông biên giới này là trâu Trung Quốc hay trâu Việt Nam?

Anh Đàm nói, con sông này với tên gọi là sông Quy Xuân, bắt nguồn từ Tĩnh Tây Quảng Tây, khi chảy qua vùng Đức Thiên thì trở thành con sông phân giới hai nước Trung Việt, chảy đến thị trấn Sóc Long lại trở về lãnh thổ Trung Quốc, vì vậy mà có được tên này.

Cách cột mốc 839(1) không xa chính là làng Ái Giang, một ngôi nhà gỗ nằm bên con đường đầu làng, trước nhà treo tấm biển viết chữ đỏ "Nhà hàng rau rừng Trung Việt" rất nổi bật dưới ánh nắng mặt trời. Quán ăn ba mặt thông gió, trông càng giống một ngôi đình.

Nhà hàng thông thoáng mát mẻ, 6 đến 7 người đàn ông trung niên đang ngồi quanh bàn ăn uống vui vẻ, trò chuyện râm ran, thỉnh thoảng lại nói vài câu tiếng Việt. Hỏi ra mới biết, họ đều là dân làng xung quanh, còn có họ hàng ở thôn làng Việt Nam bên sông kia. Mỗi dịp tết đến hoặc có đám cưới, đám ma, họ đều qua sông đi thăm họ hàng, họ chủ yếu giao lưu bằng tiếng dân tộc Choang, tiếng Việt Nam cũng biết một ít. Những món ăn trên bàn họ đều là món ăn thôn dã địa phương: trong một chiếc nồi to đặt ở giữa là thịt cá chép sông Quy Xuân nặng 2,5 ký (40 tệ một ký), xung quanh nồi là những món trứng cá rán, canh nhộng, thịt mèo rừng (200 tệ một ký), thịt gà ta Việt Nam và rau rừng Việt Nam, rượu họ đang uống là rượu nếp Việt Nam 4 tệ 1 lít.

Bà chủ nhà hàng là Lương Lệ Quần, có một cô con gái có đôi hàng mi dài cong vắt tên là Khả Khả. Chị nói, thôn Ái Giang trước đây là Lâm trường Ái Giang, 6-7 năm trước, lâm trường cấm chặt phá rừng, mọi người bắt đầu nhận khoán đất rừng trồng nhãn, quế và hồi hương. Nhà chị khoán 60 mẫu, chỉ cần một hai năm nữa là có thu hoạch. Trong nhà còn có hai chiếc phà, một chiếc dùng để đánh cá, một chiếc dùng để chở hàng.

Nhà hàng rau rừng Trung-Việt đã mở 5,6 năm rồi, vì rất gần thác Đức Thiên, cho nên khách đến cũng tương đối đông. Vào mùa du lịch, hàng ngày có tới hai ba trăm người đến nhà hàng ăn cơm. Món được du khách hoan nghênh nhất là món ăn Việt Nam. Ông chủ nhà hàng mỗi tuần đều đi Việt Nam nhập hàng một lần, mỗi lần đi thường mua hai, ba chục con gà và 5 ký rau rừng. Cũng thỉnh thoảng mua một ít thú rừng như chuột tre, thịt mèo rừng vv.

Chủng loại rau rừng ở đây khá phong phú, chủ yếu có hoa chuối rừng, rau cách mạng, rau râu rồng vv. Chúng tôi đã gọi món "rau cách mạng", trông xanh mướt, thêm tý ớt xào cùng, khẩu vị thơm ngon, vạch vài lá xem tỷ mỉ, đó là một loại thực vật lá dài và nhỏ, giống răng cưa, chúng tôi miên man nghĩ về hai chữ "cách mạng" không biết từ đâu mà có được.

Sau bữa trưa đã là hai giờ chiều. Con chó nhà hàng đang nằm trên đất một cách lười biếng, con trâu cũng nằm cạnh gốc cây hoa tử kinh nghỉ ngơi. Xe ô-tô đi lại không nhiều, thôn Ái Giang non xanh nước biếc có vẻ yên bình, tĩnh mịch.


1 2