Bất giác, chúng tôi dừng chân tại châu Hồng Hà đã bảy ngày rồi, tuy chúng tôi luôn tranh thủ từng phút từng giây, thế nhưng chương trình phỏng vấn vẫn cứ bị chững sau lịch đã định. Những đề tài phỏng vấn phong phú và mới mẻ đã khơi dậy trong tôi bản tính "tham lam", tôi cứ không ngừng tích tụ, và rồi lại tích tụ những đề tài phỏng vấn.
Từ huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà đến huyện Mã Quan châu Văn Sơn, lại phải đi mất hơn nửa ngày. Lần này không phải do đường xá khó đi, mà là chiếc xe khách con trở chúng tôi cứ là vừa đi vừa dừng lại, cuối cùng thì thôi nó không chịu chuyển bánh nữa. Chúng tôi nôn nóng hết sức, nhưng mà vội thế nào đi nữa thì cũng không thể sửa được chiếc ô tô bị tắt ngấm động cơ. Chúng ta thường nói, giây phút chờ đợi bao giờ cũng là chậm chạp nhất, thế nhưng tôi và La Thành lại cảm thấy thời gian như đang cố tình trôi đi thấm thoắt.
Huyện Mã Quan nằm ở phía đông nam tỉnh Vân Nam, là một trong ba huyện biên giới của châu tự trị dân tộc Choang và dân tộc Mèo châu Văn Sơn. Đặt chân vào địa bàn huyện Mã Quan, các cán bộ Ban Tuyên Huấn của huyện đã đứng đợi chúng tôi tại bên đường từ lâu, bao nỗi nôn nóng bực dọc của hai chúng tôi suốt trên đường khi nãy lúc này đây đều biến thành sự cảm động.
Hai chúng tôi ăn qua loa cho đỡ bụng, rồi đi thẳng đến bản mới A Nga—"Xứ sở Nghệ thuật dân gian Trung Quốc".
Thoạt nghe hai chữ "A Nga", tôi đã có ngay thiệt cảm lạ thường đối với bản làng này. Chỉ hai chữ Hán đơn giản này ghép lại với nhau thôi, mà đã khiến người ta có sự liên tưởng xa xôi.
1 2 |