Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ngày 11 tháng 11 , Trời đẹp
   2008-12-15 15:09:35    cri

 

 

Người mà chúng tôi phỏng vấn hôm nay là một đôi vợ chồng, được mọi người gọi là "Thần thoại Hà Khẩu". Thế nhưng hai anh chị không hề coi mình là người đã viết nên câu chuyện thần thoại làm giàu, hai người coi bí quyết của mình là nhờ "Chính sách tốt+ thời cơ tốt+giao tiếp tốt". Từ các mặt hàng như vải vóc, bia hơi, pin của thời kỳ làm ăn ban đầu cho đến mỏ đá, nhà đất của ngày hôm nay; từ người phát động việc buôn bán trên biên giới ban đầu cho đến trở thành người được hưởng lời của ngày nay, câu chuyệc của hai anh chị không phải là ly kỳ cho lắm, nhưng con đường làm giàu của hai vợ chồng này quả là mỗi bước đi một dấu ấn.

Trong quá trình phỏng vấn người chồng, chiếc máy điện thoại di động của ông Trần cứ là réo lên không ngớt. Ông Trần bàn tán công việc làm ăn với các khách hàng Việt Nam bằng tiếng Việt rất trôi chảy.

Mỗi câu của ông Trần đều để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi: Thời kỳ đầu buôn bán biên mậu trong những năm đầu 90 của thế kỷ 20, công việc bận nhất hằng ngày là đếm từng hòm tiền một, hồi đó còn chưa có tiền mệnh giá trăm đồng.

Ông Trần rất nhiệt tình, cứ một mực mời chúng tôi ở lại dùng cơm với gia đình, từ chối mãi không được, thế là chúng tôi đành nhận lời vậy. Trong khi nâng cốc, câu chuyện của ông Trần lại càng rôm rả, hai chúng tôi là khách mời, vừa được ngon miệng lại vừa được vui tai. Sau bữa cơm, ông Trần lưu luyến tiễn chúng tôi ra đi. Hai chúng tôi hơi say say đi đến một quán "Cà phê Trung nguyên" Việt Nam ở ngay bên cửa khẩu, cà phê Việt Nam trăm phần trăm nhỏ từng giọt một, một chị người Việt Nam đội nón gánh chuối bán từ từ đi qua khung cửa sổ, trong khoảnh khắc, chúng tôi cứ ngỡ mình như đang có mặt trên đường phố Việt Nam Quen thuộc vậy.


1 2