Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ngày 7 tháng 11 Trời nắng
   2008-12-10 17:56:04    cri

Đến trưa, ông Kim giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, nhưng vì còn phải đi tiếp nên chúng tôi đã từ chối khéo, thú thực tôi cũng rất muốn trò chuyện nhiều hơn với ông.

Đến làng Cách Giới, làng dân tộc Ha-ni đã là 3 giờ chiều. Không biết người dân nơi đây đang nghỉ hay đang làm ngoài đồng, trong làng rất yên lặng, chỉ có mấy người đang ngồi nói chuyện trước cửa nhà. Lúc này Trời đã có nắng, nắng miền núi tháng 11 rất ấm, dễ chịu. Nhìn về phía xa thấy cờ đỏ năm sao Trung Quốc và cờ đỏ sao vàng Việt Nam đang tung bay trước gió, tôi bất giác cảm thấy hưng phấn—rốt cục đã đến biên giới rồi.

Đặc sắc nơi đây là có chợ biên giới. Dân tộc Ha-ni tính ngày theo 12 con Giáp, ngày Tị (rắn) là ngày nghỉ, không ra đồng làm việc, nên mỗi khi đến ngày Tị thì người dân biên giới hai nước họp chợ, 12 ngày họp môṭ phiên chợ.

Sông Nam Liệt (vì mặt sông quá hẹp nên tôi muốn gọi nó là suối) lặng lẽ chảy qua cuối làng, con sông này là biên giới thiên nhiên giữa hai nước Trung Việt, nên gọi là sông Cách Giới. Nếu chạy lấy đà, tôi có thể nhảy qua "con sông" này. Lúc đó quả thật có máu xốc nổi muốn "xuất quốc", nhưng rồi vẫn đã kìm chế lại được.

Chiếc cầu sắt bắc qua sông có lẽ là chiếc cầu nhỏ và đơn giản nhất mà tôi thấy. Chính là chiếc cầu này khiến người dân biên giới hai nước đi lại tấp nập như vậy chăng ? Tôi có chút thất vọng đối với quy mô của cái chợ biên giới này.

Dân làng cho tôi biết, trước đây lúc quan hệ hai nước căng thẳng, cả làng phải dọn đi dọn lại, cuộc sống rất gian khổ. Đến khi bình thường hoá quan hệ, mọi người có thể yên tâm sản xuất, cuộc sống bước vào quy loát, nhưng còn chưa nói đến dư dật. Rồi sau đó chính quyền khuyến khích họp chợ, bắt đầu mới thấy ti vi, tủ lạnh, điện thoại v.v.

Dân tộc tương đồng, ngôn ngữ tương thông khiến sự đi lại giữa hai bên không có trở ngại; tin cậy lẫn nhau, cùng nhau khá giả khiến tình cảm đôi bên không có ngăn cách.

Chính quyền địa phương đang tích cực trù bị mở rộng quy mô chợ biên giới, đến lúc đó chiếc cầu nhỏ "đơn giản" này sẽ trở thành lịch sử. Nghĩ đến nó từng đóng góp cho người dân biên giới hai nước, sự thất vọng trong lòng tôi cũng trở thành hổ thẹn và kính trọng.

Là phóng viên, trong lòng cảm thấy rất tiếc vì đến không đúng vào ngày chợ. Ông Tổ trưởng dân làng mời chúng tôi bảy ngày sau lại đến để đi chợ, tôi nghĩ không mấy có thể, vì chúng tôi còn phải đi tiếp theo chương trình đã định. Nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ, đợi đến khi mở đường mới, xây xong chợ mới, tôi thế nào cũng trở lại .


1 2