Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Làng Cách Giới không biên giới
   2008-12-04 19:09:58    cri

 

 

Dộc tộc Ha-ni tính ngày theo 12 con giáp, 12 con giáp này cũng giống 12 con giáp của dân tộc Hán. Người Ha-ni thông thường không làm việc trong ngày tỵ(con rắn), ngày này tức là ngày nghỉ. Cho nên, phiên chợ ở đây cũng xác định vào ngày tỵ, cứ 12 ngày có một phiên chợ.

Anh Cao Hải nói, rất tiếc là các bạn đến không đúng lúc, không phải ngày chợ. Nếu đúng ngày chợ, làng sẽ rất náo nhiệt, trên đường ô-tô toàn là người.

"Đến ngày chợ, người dân Việt Nam sẽ vác ngô, khoai, sắn đến chợ, sau khi bán xong sẽ mua một số đồ dùng sinh hoạt về. Việt Nam có mấy trăm người, Trung Quốc cũng có mấy trăm người, tổng cộng có khoảng 600—700 người, nhiều lúc hết chỗ bày hàng, cả xe máy cũng không thể đi lại được."

Anh Cao Hải nói, làng Cách Giới có 51 hộ gia đình nhưng chỉ có 4 hộ làm ăn buôn bán ở chợ biên giới. Anh Cao Hải cũng kinh doanh ở chợ, chủ yếu kinh doanh hàng tạp hóa như mì chính, bột giặt v,v, một năm có thu nhập hơn 10 nghìn nhân dân tệ. Cộng thêm thu nhập từ quả chuối, củ khoai, củ sắn và con heo, một năm gia đình anh có thể thu nhập hơn 30 nghìn nhân dân tệ.

Ông Phổ Ngọc Trung cũng nói, những đồ điện gia dụng như tủ lạnh, vô tuyến v,v cũng mua sau ba năm mở chợ phiên. Năm ngoái, ông còn mua thêm một chiếc ô-tô, chuyên môn vận chuyển hàng hóa.

"Trước đây không có môi trường như chợ biên giới, vất vả 20 năm cũng không kiếm được tiền, cuộc sống chẳng ra gì. Hiện nay có môi trường làm ăn rồi, cuộc sống cũng khá lên từng năm."

Qua mấy năm phát triển và mở rộng, chợ biên giới ở làng Cách Giới bắt đầu nổi tiếng, người dân biên giới của các làng, thị xã xung quanh hai bên đều tập trung vào ngày mở chợ phiên. Nhân dân tệ và đồng Việt Nam có thể tự do giao dịch tại chợ, hơn nữa còn có người chuyên môn làm việc đổi tiền. Ngôn ngữ giao dịch bao gồm tiếng Ha-ni, tiếng Việt Nam và các phương ngôn Trung Quốc v,v, có thể nói là trao đổi không biên giới.

Tổ trưởng Phổ Ngọc Trung nói, chính quyền địa phương luôn rất quan tâm phiên chợ đường biên của làng Cách Giới, hiện nay đang khẩn trương xây dựng một đường ô-tô từ cửa khẩu sông Kim Thủy đến làng Cách Giới, dự tính sẽ đưa vào sử dụng vào sang năm. Đến lúc đó, từ thị trấn Kim Thủy đến làng Cách Giới chỉ có 6 km, rút ngắn 14 km so với đường núi hiện nay. Anh Cao Hải cho biết:

"Ước mơ lớn nhất của chúng tôi là mong chính phủ mở rộng thêm phiên chợ này. Đường xá cũng rộng hơn nữa, như vậy sẽ có càng nhiều người dân Trung Quốc và Việt Nam đến chợ. Tôi tin rằng chúng tôi sau này sẽ có cơ hội phát triển."

Anh Sa là người Lai Châu Việt Nam, hôm nay anh vận chuyển ngô đến làng Cách Giới, anh Sa cho biết, dù một tháng chỉ có hai phiên chợ, nhưng trong ngày mùa, anh một tháng phải chở 9—10 lần hàng nông sản phẩm đến chợ Cách Giới giao dịch. Anh cũng mong phiên chợ này sẽ ngày càng nhộn nhịp. Anh Sa nói:

"Hai bên nước mạnh thì (chợ phiên này) chắc chắn sẽ có (phát triển), nước mạnh dân mới làm giàu được. Sau này cửa khẩu này cũng được đây, tôi mong sau này đến đây sẽ gần và dễ hơn, có hải quan kiểm tra đàng hoàng."


1 2