Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc: Nhìn từ "Đặc khu Kinh tế"
   2008-11-19 18:06:47    cri

Thành lập Đặc khu Kinh tế chính là để những vùng giàu có lên trước thúc đẩy và giúp đỡ những vùng giàu có lên sau, cuối cùng thực hiện cùng giàu có, để toàn thể nhân dân được chia sẻ thành quả của công cuộc cải cách mở cửa. Xuất phát từ ý tưởng này, Trung Quốc đã xây dựng lên mục tiêu phát triển chiến lược "Khu vực miền Đông dẫn đầu", "Khu vực miền Trung trỗi dậy" và "Phát triển khu vực miền Tây", áp dụng đường lối cải cách mở cửa theo hình thức "Tiệm tiến", trước hết bắt đầu từ những "điểm" là các đặc khu kinh tế, sau đó trải dài thành "tuyến" là những khu vực duyên hải, cuối cùng mở rộng ra khắp cả nước, hình thành bố cục mở cửa đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, trên nhiều cấp độ và lĩnh vực rộng. Kết quả của bố cục này là: Mức tăng bình quân GDP Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2007 đạt trên 9% năm, thu nhập bình quân đầu người đã từ 190 USD năm 1978 tăng lên đến 2360 USD năm 2007, số người nghèo khó ở nông thôn đã từ 250 triệu giảm xuống còn khoảng 20 triệu.

Cùng với Trung Quốc bước vào giai đoạn mở cửa toàn diện, các đặc khu kinh tế cũng đã tiến lên cùng thời đại, không ngừng tìm tòi sự đột phá: Thâm Quyến đã dẫn đầu tiếp thêm luồng sinh khí mới "Giỏi cải cách, giỏi mở cửa, giỏi sáng tạo đổi mới" cho đặc khu, đẩy nhanh nhịp bước chuyển đổi từ loại hình "tốc độ" sang loại hình "hiệu quả"; Hạ Môn tích cực phát triển hợp tác và giao lưu kinh tế-thương mại với Đài Loan; còn Hải Nam đang trù liệu xây dựng khu vực mậu dịch tự do hướng ra châu Á, hướng ra Đài Loan...

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng ra toàn cầu đã gây tác động cho Trung Quốc. Trong lúc tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp ở vùng châu thổ sông Chu Giang phổ biến gặp khó khăn, các doanh nghiệp ở Thâm Quyến và các đặc khu khác đã thể hiện lên tính năng động rất cao, nguyên nhân là do những đặc khu này đã nâng cấp ngành nghề và khả năng sáng tạo tự chủ từ rất sớm, từ đó giành được quyền chủ động trong việc ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính. Việc này không những làm cho các doanh nghiệp của Trung Quốc tìm được phương hướng phát triển trong tương lai mà còn tỏ rõ: các đặc khu kinh tế tiến cùng thời đại vẫn là "đầu tầu" trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Hướng về tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh bước tiến lên trên con đường cải cách mở cửa dưới sự dẫn dắt của những "đầu tầu" đặc khu kinh tế với ngọn cờ "sáng tạo và phát triển".


1 2