Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc: Nhìn từ "Đặc khu Kinh tế"
   2008-11-19 18:06:47    cri
Nhìn lại chặng đường cải cách mở cửa 30 năm qua của Trung Quốc, có một cụm từ không thể không đề cập, đó là "Đặc khu Kinh tế". Là thửa ruộng thí nghiệm và cửa sổ mở cửa đối ngoại của Trung Quốc, Đặc khu Kinh tế được thành lập đã góp phần cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự hình thành và phát triển của Đặc khu Kinh tế đã nói lên phần nào chặng đường phát triển của Trung Quốc.

Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nhận thức được rằng: Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời với thế giới, muốn phát triển thì cần phải mở cửa đối ngoại. Bởi vậy, tháng 7 năm 1979 Trung Quốc đã quyết định thành lập đặc khu xuất khẩu tại Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, sau đổi thành "Đặc khu Kinh tế" với nội hàm càng phong phú hơn, năm 1988 lại thành lập thêm Đặc khu Kinh tế Hải Nam.

Cần phải nói rằng Đặc khu Kinh tế được thành lập đã nên bật lên thái độ tích cực nhưng thận trọng của Trung Quốc trong ngày đầu cải cách mở cửa. Lúc bấy giờ, tiềm năng tài chính và của cải vật chất của Trung Quốc rất có hạn, hệ thống luật pháp cũng không hoàn thiện, và quan trọng hơn là thiếu kinh nghiệm trong giao lưu kinh tế đối ngoại. Tình hình trong nước đặc thù này đã quyết định công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu từ một số nơi nào đó, tiến hành cuộc thử nghiệm mạnh dạn phù hợp với tình hình trong nước tại những "Thửa ruộng thí nghiệm" này.

Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn sở dĩ được chọn làm đặc khu kinh tế chủ yếu do những nơi này giáp với Hồng Công, Ma-cao và Đài Loan, vừa có điều kiện thu hút vốn bên ngoài một cách độc đáo, lại có điều kiện để thi hành thể chế kinh tế thị trường và các chính sách linh hoạt. Dưới sự chỉ đạo của tinh thần từ bỏ những tư duy lỗi thời, cứng nhắc và mạnh dạn sáng tạo, các đặc khu kinh tế đã làm nên rất nhiều điều "đầu tiên" có ảnh hưởng sâu xa: Thâm Quyến đã gõ tiếng búa đầu tiên trong bán đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành tờ cổ phiếu đầu tiên sau khi cải cách mở cửa; Chu Hải đã xây dựng lên khách sạn liên doanh đầu tiên ở Trung Quốc; Hạ Môn xây dựng lên sân bay đầu tiên bằng vốn nước ngoài và thành lập ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Trung Quốc; còn Sán Đầu đã chuyển đổi cơ chế bổ nhiệm cán bộ sang cơ chế thuê theo hợp đồng, vân vân và vân vân.

Chính dưới sự thúc đẩy của tinh thần sáng tạo mạnh dạn này, 30 năm sau Thâm Quyến đã từ một thị trấn nhỏ biên thuỳ lấy thương mại gia công làm chính phát triển thành một đô thị lớn hiện đại có tổng sản phẩm nội địa đứng thứ 4 trong các thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc; còn Hạ Môn đã phát triển thành thành phố biển công thương mại và du lịch hiện đại nổi tiếng thế giới.

1 2