Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc và ASEAN xiết chặt tay cùng ứng đối với khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu
   2008-10-22 17:42:19    cri

Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 5 ngày 22 đã khai mạc tại thành phố Nam Ninh, Thủ phủ Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Đứng trước tình hình tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế gay gắt hiện nay, quan chức cấp cao của Trung Quốc và các nước ASEAN không hẹn mà cùng đã bày tỏ nguyện vọng tăng cường hợp tác kinh tế và ứng đối với khủng hoảng tài chính tiền tệ .

Hiện nay, cơn sóng tài chính tiền tệ do khủng hoảng cho vay thứ cấp của Mỹ gây nên đang lan rộng trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế chủ yếu chậm lại, triển vọng kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều ẩn số. Đối với các nước ASEAN mà nói, hệ thống tiền tệ xuất hiện sự bấp bênh lớn cũng không phải là điều xa lạ, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997 đã khiến các nước đó bị phương hại nghiêm trọng. Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 5, Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN Surin kêu gọi, Trung Quốc và các nước ASEAN cần phải thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác chú trọng thực tế giữa hai bên nhằm ứng đối với tình hình tiền tệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN Surin

"Hiện nay, tài chính tiền tệ toàn cầu xuất hiện tình hình bấp bênh, gây áp lực to lớn đối với phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Chỉ có không ngừng tăng cường hợp tác, ưu hóa việc sắp xếp tài nguyên, thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa, thì chúng ta mới có thể ứng đối với thách thức một cách có hiệu quả. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, tình hình hiện nay của chúng ta đã tốt hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây. Qua hợp tác khu vực giữa ASEAN với Trung Quốc, tôi tin tưởng rằng, chúng ta có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với kinh tế của song phương."

Điều khác với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á xảy ra năm 1997, thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lần này không những tác động tới hệ thống tiền tệ, mà còn tác động tới kinh tế thực thể. Do chịu sự ảnh hưởng về giảm thiểu nhu cầu của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu, lượng xuất khẩu của Trung Quốc và ASEAN đã giảm thiểu một cách trông thấy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn. Chuyên gia bày tỏ, trước tình hình hiện nay, hai bên cần phải tăng nhanh tiến trình của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai bên để bù đắp cho lượng xuất khẩu của Mỹ và Châu Âu bị sa sút.

Quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, Hội chợ Trung Quốc-ASEAN đã trở thành mặt bằng quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại Trung Quốc-ASEAN, là "máy tăng tốc" thúc đẩy việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Kể từ khi tổ chức Hội chợ đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai bên Trung Quốc-ASEAN bình quân mỗi năm tăng 30%, kim ngạch mậu dịch song phương của năm ngoái đã vượt quá 200 tỷ đô-la Mỹ. Theo quy hoạch, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN xây dựng xong vào năm 2010 sẽ che phủ 1,8 tỷ dân số, trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới gồm các nước đang phát triển.

1 2