Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự phát triển của Phong trào thể thao người khuyết tật Việt Nam
   2008-09-25 15:29:21    cri

Mẫn Linh: Theo đồng chí, người khuyết tật khi tập thể dục nên có một tâm trạng như thế nào?

Đồng chí Vũ Thế Phiệt: người khuyết tật khi tham gia tập luyện hay có những mạc cảm như mình bị thế này thế kia đi ra đường bị người ta dòm ngó v,v, khi chúng ta mở những câu lạc bộ cho những người khuyết tật đến tập luyện, họ lại dễ mắc cái mặc cảm đó, họ đến tham gia đông người như mình. Tác động đầu tiên cho người khuyết tật là phục hồi rèn luyện sức khỏe, từ đó người ta sẽ yêu đời hơn và có thể tham gia các hoạt động khác, có ích cho xã hội hơn, và đầu tiên là có ích cho chính bản thân họ và gia đình họ, người ta ít bị ốm đau thì sẽ đỡ mất tiền thuốc, đỡ phải người chăm sóc, thế người ta khỏe lên thì không phải người chăm sóc và có thể tự đi lại được. Đây là việc ích lợi đầu tiên cho người khuyết tật, nhưng nhìn từ chiều sâu mang lại ích lợi cho xã hội, nếu tự bản thân người ta có thể lo được rồi, thì xã hội không phải tốn những dịch vụ đó, đây là có ích về kinh tế và xã hội rất nhiều cho người khuyết tật, cho nên, chủ trương của Việt Nam là phát triển rộng khắp cho mọi người được đến tập luyện để phục hồi sức khỏe. Còn những cuộc thi đấu thì ai có khả năng và có tài hơn sẽ được chọn đi thi đấu, nhưng đi thi đấu cũng chỉ là một phần thôi, mục đích chính vẫn là vấn đề sức khỏe chung cho mọi đối tượng, trong đó có người khuyết tật.

Mẫn Linh: Theo nhật xét của đồng chí, sự phát triển của phong trào dành cho người khuyết tật trong tương lai là như thế nào?

Đồng chí Vũ Thế Phiệt: Mỗi một khu vực đã có một liên đoàn riêng, ví dụ như IBC là liên đoàn thể thao người khuyết tật quốc tế, châu Á cũng có Liên đoàn ủy ban người khuyết tật châu Á, ở khu vực Đông Nam Á cũng có ủy ban người khuyết tật Đông Nam Á. Trong các kỳ họp nhiệm kỳ của các ủy ban đó, người ta đã bàn đến tất cả các việc, từ việc phát triển môn gì, phát triển thể thao như thế nào, phát triển cho phụ nữ , cho trẻ em, cho đối tượng người mù như thế nào v,v, người ta đều có chương trình hết rồi. Liên đoàn của các châu lục cũng có định hướng riêng của mình, liên đoàn các nước có thể trao đổi thông tin và căn cứ tình hình cụ thể của mình phát triển sự nghiệp thể thao người khuyết tật, nhưng vẫn phải theo định hướng chung.

Mẫn Linh: Thế định hướng của Việt Nam và định hướng của Đông Nam Á là như thế nào?

Đồng chí Vũ Thế Phiệt: Định hướng của Việt Nam cũng như của khu vực Đông Nam Á là trong thời gian từ nay đến năm 2012 chủ yếu là phát triển rộng khắp cho các đối tượng người khuyết tật, đồng thời phát triển một số môn mới cho người khuyết tật, ví dụ như hiện nay trên thế giới có 24 môn cho người khuyết tật, như khu vực Đông Nam Á tổ chức các cuộc thi đấu chỉ có 9-12 môn, một số môn mới cũng cần phải phát triển để phù hợp với định hướng chung của thế giới. Thứ hai là khu vực Đông Nam Á cũng có một hội nghị về phát triển cho phụ nữ người khuyết tật, còn phát triển cho trẻ em bại não người khuyết tật, cũng có một mạng riêng cho trẻ em bị bại não người khuyết tật. Việt Nam từ nay đến năm 2010 chủ yếu là phát triển thêm các câu lạc bộ thể thao người khuyết tật ở các địa phương, để thu hút được người khuyết tật trong địa phương đến tập luyện, từ đó mới phổ biến các môn thể thao cho người ta tập. Việt Nam sẽ cố gắng phát triển thêm một số tỉnh thành nữa, một số tỉnh thành hiện nay đang yếu thì giúp cho họ phát triển mạnh hơn, cung cấp các thiết bị cho người ta tập luyện, hướng dẫn tài liệu cho các huấn luyện viên tham khảo."

Tỷ lệ người khuyết tật ở Trung Quốc chiếm khoảng 6% dân số. Đồng chí Vũ Thế Phiệt cho rằng, việc đăng cai Đại hội Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh sẽ thu hút càng nhiều người khuyết tật Trung Quốc tham gia phong trào thể thao. Trong việc phát triển phong trào thể thao người khuyết tật, Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm đáng để cho Việt Nam học tập.

"Tôi đã có quan hệ nhiều năm với Trung Quốc từ năm 1994, chúng tôi đã đi nhiều tỉnh ở Trung Quốc, ví dụ như tham gia giải thể thao năm 1996 tổ chức ở Đại Liên, chúng tôi cũng quan hệ với Quảng Tây, thành phố Nam Ninh thường giao lưu các hoạt động thể thao giữa vận động viên của Hà Nội và vận động viên của Quảng Tây. Chúng tôi cũng đi một số tỉnh của Trung Quốc như Thành Đô, Quảng Châu, Thượng Hải... trong các thành phố đó chúng tôi thấy cái quan tâm đến người khuyết tật ở Trung Quốc hiện nay rất là tốt, đều có những cơ sở riêng cho người khuyết tật, ví dụ như ở Thượng Hải đều có những cơ sở tập luyện riêng cho người khuyết tật, Đại Liên cũng vậy, Nam Ninh cũng vậy. Tức là mỗi một tỉnh thành đều có những cơ sở tập luyện riêng và chăm sóc cho người khuyết tật trong những hoạt động thể thao, tôi thấy đây là điều rất tốt và đã thu hút được nhiều người khuyết tật đến tập luyện, đây là điều chúng tôi cần học tập, và có thể áp dụng ở Việt Nam."

Cuối cùng, đồng chí Vũ Thế Phiệt hy vọng sẽ có càng nhiều người khuyết tật tham gia vào phong trào thể thao người khuyết tật vì sức khoẻ của bản thân họ.

"Chúng tôi muốn nói rằng, các bạn người khuyết tật hãy gạt bỏ những mặc cảm của mình và hãy đến với các câu lạc bộ thể thao để tập luyện, điều đầu tiên có ích nhất là các bạn sẽ có được một sức khỏe, phục hồi dần được những gì đã mất đi, mình có sức khỏe sẽ có tất cả. Có một câu nói là 'có sức khỏe sẽ có tất cả', vậy thì chúng ta hãy đến các câu lạc bộ tập luyện để chúng ta có sức khỏe, có thể làm được nhiều việc hữu ích hơn, tốt nhất là hữu ích cho chính bản thân mình."

Hy vọng sẽ có càng nhiều người khuyết tật có thể phục hồi chức năng và sức khoẻ từ thể thao, cũng hy vọng mọi người có thể tạo ra một môi trường công bằng, không kỳ thị cho họ hội nhập vào xã hội, cùng nhau góp phần cho sự tiến bộ của xã hội.


1 2