Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Khoa học-công nghệ làm cho chúng ta tiếp cận hơn nữa với không chướng ngại
   2008-09-19 16:11:53    cri
Trên đấu trường Pa-ra-lim-pích, mọi người ghi nhận các vận động viên khuyết chi chạy nhảy và thi đấu sôi nổi nhờ có xe lăn tay hoặc chi giả, ghi nhận các vận động viên khiếm thị xác định phương hướng chính xác nhờ có thiết bị cảnh báo âm thanh, khoa học-công nghệ đã giúp các vận động viên khuyết tật thể hiện tai năng của mình trong thi đấu thể thao. Tuy nhiên, người khuyết tật phải đối mặt với rất nhiều điều bất tiện trong đời sống, làm thế nào để họ có cuộc sống "không chướng ngại" luôn là vấn đề mà cán bộ khoa học-công nghệ toàn thế giới không ngừng suy nghĩ, tìm tòi.

Ở Trung Quốc có gần 83 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 12 triệu 300 nghìn người khiếm thị, hơn 24 nghìn người khuyết chi. Để những người khiếm thị có thể nhìn thấy, những người khuyết chi có thể đi lại bình thường luôn là hướng nỗ lực của các nhà khoa học.

Đối với người khiếm thị, làm thế nào để tiếp cận được thông tin luôn là vấn đề lớn nhất đặt ra cho họ. Nếu không thể tiếp cận được thông tin thì tố chất của nhóm người này sẽ là điều khiến mọi người lo lắng. Liệu có phải người khiếm thị chỉ thích hợp với công việc lao động chân tay hay không?

Tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, "Phòng làm việc âm thanh người khiếm thị 1+1" rất nổi tiếng. Nhóm phát thanh gồm những thanh niên khiếm thị này đã thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới. Phòng làm việc được thành lập là bởi một cuộc giao lưu nhẽ ra "không có thể" trở thành "có thể".

"Xin giúp tôi nhặt hộ cây bút với?"

"Vâng".

"Không phải cái này, cây bút dành cho người khiếm thị mà tôi sử dụng đấy kia".

"Vâng, xin chờ một lát....đây anh".

"Cám ơn".

Những câu đối thoại đơn giản này thường xuất hiện trong cuộc sống của mọi người. Thế nhưng, nếu là một người khiếm thị với một người khiếm thính, thì sự giao lưu giữa họ sẽ trở thành vấn đề. Bởi vì, giữa họ không thể sử dụng ngôn ngữ ngón tay. Nhưng nếu thông qua phần mềm âm thanh nói trên thì mọi việc sẽ được giải quyết suôn sẻ.

Phần mềm đơn giản này đã mở mở ra ước mơ làm phát thanh viên của mấy người khiếm thị, bởi vì họ phát hiện thông qua công nghệ có thể khắc phục được sự khiếm khuyết của cơ thể dẫn đến trở ngại trong giao lưu.

Cao Sơn, một trong những người sáng lập Phòng làm việc 1+1 nói với phóng viên rằng, làm chương trình phát thanh không phải là chuyện dễ dàng, trước hết đòi hỏi phải có một ngân hàng dữ liệu thông tin khá lớn, phần mền âm thanh có thể giúp họ tiếp cận được với các thông tin như người lành lặn. Cao Sơn cho biết:

"Loại máy tính sớm nhất có thể người khuyết tật không sao sử dụng được, nhưng từ khi máy tính có phần mền âm thanh, người khiếm thị có thể sử dụng thiết bị này, điều này có nghĩa là họ có thể tiếp cận thông tin không thua kém gì người lành lặn từ trên mạng In-tơ-nét. Không có khả năng mọi tờ báo và sách đều tin thành chữ nổi dành cho người khiếm thị, nhưng miễn là có bản điện tử thì không thành vấn đề gì". 

Hiện nay, tất các các loại phần mềm âm thành đều có thể sự dụng cho điện thoại di động, như vậy người khiếm thị sẽ có thể nhắn tin, lên mạng vào bất cứ lúc nào và ở đâu như người lành lặn vậy. Có những công nghệ này, người khiếm thị cũng có thể xây dựng chương trình phát thanh.

1 2