Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Anh hùng ngoài bục nhận huy chương
   2008-09-16 16:58:45    cri

Trong Đội tuyển điền kinh Việt Nam còn có một "ngôi sao", chị là vận động viên nội dung xe lăn tay tốc độ Nguyễn Thị Thanh Thảo. Thảo đã tham gia thi đấu 3 nội dung 100m, 200m, 400m hạng thương tật T54 tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh. Trong cuộc thi đấu 400 m nội dung sở trường của Thảo, Thảo đã lập nên thành tích tốt nhất của mình.

"Thành tích của em tốt hơn từ trước tới nay."

Năm 2002, Nguyễn Thi ̣Thanh Thảo bắt đầu tập xe lăn tay tốc độ. Chỉ qua một năm tập luyện, Thảo đã đoạt 5 tấm huy chương vàng tại Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Đông Nam Á, làm rung động làng thể thao người khuyết tật Việt Nam. Nhưng đằng sau của những vinh dự này, Thảo đã phải trả cái giá rất đắt.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, sự tập luyện của Thảo hoàn toàn là tự giác, không có huấn luyện viên, không có kinh phí, thậm chí nhiều lúc phải tự lo những vấn đề mua thiết bị, ăn uống và nơi ở cho tập luyện. Nhưng Thảo chưa bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc. Mỗi buổi chiều, Thảo đều đến sân tập luyện khoảng 3 tiếng đồng hồ, không bao giờ gián đoạn. Thảo nói, bất kể khó khắn đến mấy, Thảo đều không từ bỏ được sự yêu thích đối với xe lăn tay tốc độ.

"Phóng viên: Khi tập thì bạn có bao giờ nghĩ từ bỏ không?

Thanh Thảo: Có, nhưng mà không bỏ được.

Phóng viên: Tại sao không bỏ được?

Thanh Thảo: Bởi vì đó là cuộc sống của em nữa."

Đây là lần đầu tiên Nguyễn Thị Thanh Thảo tham gia Pa-ra-lim-pích, lần đầu tiên đứng trên cùng một vạch xuất phát với các vận động viên tầm cỡ thế giới. Thảo nói, có thể đến Bắc Kinh đã là sự vinh dự của mình. Tuy sự biểu hiện của mình tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh không tốt lắm, song Thảo đã dốc hết sức mình, điều quan trọng nhất là đã học tập nhiều kinh nghiệm quý báu.

"Thứ nhất là thể lực của mình không tốt, thứ hai là kỹ thuật không bằng người ta."

Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh không có người thất bại, mỗi một vận động viên người khuyết tật đều đã vượt lên khuyết tật của mình, dũng cảm đứng trước khán giả, thể hiện quyết tâm của mình về vươn lên khó khăn và thách thức, mỗi vận động viên đều là anh hùng, rất đáng để mọi người chúng ta tôn trọng và học tập.


1 2 3