Nghe Online
Câu khẩu hiệu của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh là "Vượt lên chính mình, hội nhập, cùng chia sẻ", nhiều vận động viên người khuyết tật trong đấu trường chính đã thể hiện tinh thần "vượt lên chính mình". Tuy nhiều vận động viên không thể đứng lên bục nhận giải thưởng, nhưng họ vẫn là anh hùng trong lòng chúng ta. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục kể chuyện về ba anh hùng vận động viên trong Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam, ba vận động viên này đều đã tham gia 3 nội dung thi đấu tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh năm 2008.
Cũng là tiếng cười giống với võ sĩ Giu-đô người khiếm thị Triệu Thị Nhỏi, vận động viên điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Hải cũng là một cô gái tính tình cởi mở. Nhưng điều khác nhau là cho dù trên đấu trường, chúng ta cũng khó nhìn thấy trên mặt Hải hiện ra nghiêm túc. Nguyễn Thị Hải tham gia thi đấu 3 nội dung đẩy tạ, ném lao và ném đĩa nữ hạng thương tật F53/54. Sau mỗi lần hoàn thành, chúng ta đều có thể thấy Hải cười tinh nghịch, nếu thành tích không tốt, Hải còn che mặt "xin lỗi" với phóng viên. Chính cô gái lạc quan này đã nhiều lần bảo mình không thể bỏ cuộc mới có thành tích hôm nay.
Năm lên hai tuổi, Hải bị sốt bại liệt, chân phải bị tàn tật. Hồi còn nhỏ, Hải không thấy mình có khác gì với những bạn khác. Khi đến tuổi đến trường, Hải mới phát hiện, mình không thể đi đôi giầy đẹp như các bạn học khác và khi xếp hàng diễu hành không thể đi như mọi người. Hải bắt đầu trốn học.
"Bao nhiêu người đến chơi mình cũng trốn, thậm chí ông bà ngoại, bà nội đến chơi thì mình cũng trốn, mình không muốn gặp ai, người khuyết tật có một sự mặc cảm rất lớn. Em không thèm đi học luôn, em thấy xấu hồ mà ai cũng đi dép đẹp mà em không đi được, nên em khóc, việc đi học của em là một quá khó cực."
Tuy vậy, bố mẹ Hải vẫn kiên trì bắt Hải đi học. Hải nói, lời nói của bố luôn luôn khuyến khích Hải.
"Bố mẹ sinh ra ai cũng bình thường hết, được lo liệu cho cuộc sống của mình hết, nhưng con lại khác, con bị khuyết tật, cho nên con phải lo cho bản thân con, bố mẹ không thể sống mãi để lo cho con được, con phải tự học tự vươn lên."
Sự khuyến khích của bố mẹ và sự thông cảm của các thầy cô giáo và bạn học đã khiến Hải dần dần bước ra bóng đen. Khi tốt nghiệp trung học cấp ba, Hải gặp được huấn luyện viên hiện nay. Huấn luyện viên dẫn Hải đến sân tập luyện và đưa cho Hải một chiếc lao, bảo Hải ném thử, không ngờ thành tích của Hải còn tốt hơn nhiều vận động viên đã tập luyện nhiều năm, như vậy, Hải được tuyển vào đội tuyển điền kinh quốc gia và đã tham gia một số giải thi đấu khu vực và quốc tế, năm đó, Hải 18 tuổi. Sau đây, là cuộc phỏng vấn của Mẫn Lĩnh đối với Nguyễn Thị Hải.
"Phóng viên: Em nhận xét thế nào về thể thao dành cho người khuyết tật?
Nguyễn Thị Hải: Em hay nói với mọi người bình thường thế này. Trời ơi, xem thể thao người bình thường thì đã hay mà xem thể thao người khuyết tật thì càng hay hơn nữa. Tại vì người thì mất cái này, người thì thiếu kia, đủ loại khuyết tật luôn, nhưng mà người ta vẫn chơi được các môn người bình thường chơi. Đấy, cái hay là hay ở chỗ này.
Phóng viên: Em thường xuyên đi tham gia các giải khu vực và quốc tế, có câu chuyện gì đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em?
Nguyễn Thị Hải: Lần đầu tiên em đi tham gia thi đấu đã để lại cho em một sự cảm động. Em thấy họ cụt hết tay hết chân này mà họ còn chơi được thể thao nữa, bạn nào mà không tự ăn được vẫn chơi được thể thao, vẫn lấy được huy chương với thành tích thật tốt. Tự nhiên em cảm thấy huống chi mình bị chút xíu mà mình mặc cảm, từ đó em phải vươn lên. Từ khi chơi thể thao là em bớt đi mặc cảm rất nhiều."
1 2 3 |