Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Cầu vồng Paralympic"—Những người Tình nguyện cấp cứu trong Trung tâm bơi lội Quốc gia "Khối nước"
   2008-09-08 17:30:25    cri
Trong thời gian diễn ra Paralympic Bắc Kinh, Trung tâm thể thao "Khối nước" có một đội ngũ y tế gồm 62 các y bác sĩ cấp cứu, trong đó một nhóm Người tình nguyện ở bên bể bơi phụ trách công việc quan trọng cứu trợ y tế cho các vận động viên bơi lội. Tuy họ đã có kinh nghiệm trong thời gian diễn ra Olympic, song để làm tốt công tác phục vụ Paralympic, ngay hôm sau kể từ lúc bế mạc Olympic, họ đã tiến hành tập huấn theo tình hình đặc biệt của Paralympic.

Chị Phương Thu Hồng, bác sĩ phụ trách công việc cấp cứu là người tình nguyện đến từ Khoa hô hấp Bệnh viện Thiên niên kỷ Bắc Kinh, chị làm nghề bác sĩ đã 15 năm. Tuy có kinh nghiệm phong phú và học vấn trong nghề, song đây là lần đầu tiên phải đối mặt với số đông vận động viên khuyết tật như vậy, chị cảm thấy mình trước hết phải có sự chuẩn bị chu đáo về tâm lý. Chị nói:

Xét từ tâm lý mà nói, đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với các vận động viên khuyết tật. Tuy chúng tôi có sự tiếp xúc với các bệnh nhân khuyết tật ở bệnh viện, song trên thực tế lần này có nhiều người khuyết tật như vậy, lại thêm họ phải tiến hành thi đấu khẩn trương, để cung cấp điều kiện không trướng ngại cho họ, ngoài môi trường không trướng ngại ra, tôi cảm thấy cần phải cung cấp tâm lý không trướng ngại cho họ, chúng tôi phải đối xử bình đẳng với họ như đối xử với những người lành mạnh vậy, bởi vì sự biểu hiện của họ khiến chúng tôi cảm thấy rằng tâm lý của họ rất bình thường.

Ngoài có sự chuẩn bị về tâm lý ra, chị Thu Hồng và các đồng nghiệp của chị cũng đã có sự chuẩn bị hết sức chu đáo về mặt kỹ thuật, họ đã ấn định nhiều phương án điều trị dự bị căn cứ vào hiện tượng những vận động viên khuyết tật có thể xảy ra căn bệnh đột xuất sau khi vừa tiến hành vận động mạnh, rồi họ còn tiến hành diễn tập, ngoài ra họ còn chuẩn bị những loại thuốc chuyên môn dành riêng cho các bệnh nhân khuyết tật, để đảm bảo cho các vận động viên bơi lội có thể được cứu chữa kịp thời.

Chị Chu Xuân Phượng, y tá của nhóm y bác sĩ cứu trợ đến từ bệnh viện Trung tâm Vũ trụ Bắc Kinh, tuy đã có 21 năm kinh nghiệm hộ lý trong nghề nhưng chị vẫn không hề có chút thái độ buông lỏng, những ngày qua kể từ thời điểm tiến vào giai đoạn Pralympic, chị đã bắt tay vào việc làm quen với phương pháp sử dụng xe lăn tay và các dụng cụ y tế khác, chia công việc hộ lý dành cho các vận động viên khuyết tật ra thành các loại một cách cụ thể, chị tin rằng, chi tiết cụ thể sẽ quyết định thành công hay thất bại.

Chúng tôi lại tiến hành tập huấn chủ yếu nhằm vào Paralympic, vừa đặt chân vào Trung tâm bơi lội là chúng tôi đã căn cứ tình hình cụ thể để tiến hành tập phương pháp sử dụng xe cấp cứu, xe lăn tay v v ..., ví dụ như nên tiến hành cấp cứu như thế vào đối với những vận động viên bệnh bại não. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhiều về mặt này, cụ thể hóa từng công việc một. Công việc của chúng tôi chủ yếu là phải cụ thể hóa.

1 2