Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài 2: Cuộc thi tìm hiểu về Quảng Tây mang tên "Đẹp ở Quảng Tây" -- quê hương của voọc đầu trắng
   2008-05-26 15:54:06    cri

Giáo sư Phan Văn Thạch Trường Đại học Bắc Kinh đến Sùng Tả tiến hành công việc nghiên cứu và bảo tồn đàn voọc đầu trắng hơn 10 năm trước cho phóng viên biết, đầu những năm 90 thế kỷ trước, Sùng Tả ít nhất còn 2000 con voọc đầu trắng. Thế nhưng số lượng đàn giảm rất mạnh, đến năm 1996, từng một dạo chỉ còn hơn 90 con. Về nguyên nhân, giáo sư Phan Văn Thạch cho biết, đó là vì hoạt động sản xuất của con người được mở rộng, ví dụ như đốt rừng vỡ hoang đã xâm phạm nơi sinh sống của động vật hoang dã, cộng thêm hoạt động săn bắn trái phép, đã khiến số lượng của đàn voọc đầu trắng giảm mạnh. Giáo sư Phan Văn Thạch nói:

"Một khi hoạt động săn bắn trái phép được ngăn chặn, một khi phục hồi môi trường sinh sống, thì loài động vật này sẽ được khôi phục."

Để phục hồi môi trường sinh sống của đàn voọc đầu trắng, Chính quyền thành phố Sùng Tả đã làm rất nhiều công việc. Giám đốc Sở Du lịch thành phố Sùng Tả Vĩ Hân nói:

"Để bảo vệ môi trường sinh thái, Chính quyền đã hỗ trợ các gia đình xây hầm bi-ô-ga. Giá thành của một hầm bi-ô-ga là khoảng hơn 2000 nhân dân tệ, Chính quyền trợ cấp khoảng 1000 nhân dân tệ, bao gồm hướng dẫn kỹ thuật. Vì vậy, hiện nay bà con thắp đèn, nấu cơm đều sử dụng khí bi-ô-ga. "

Từ những năm 90 thế kỷ trước, Chính quyền thành phố Sùng Tả đã cấm đốt rừng vỡ hoang, phổ biến toàn diện xây dựng hầm bi-ô-ga, bà con dân làng đã ít lên núi chặt củi. Chính quyền còn khuyến khích bà con dân làng trồng mía, ngô, lúa nước, hỗ trợ bà con tăng thu nhập. Làm như vậy, không những trợ cấp và cải thiện đời sống cho nông dân, mà còn tránh để tranh giành không gian sinh tồn với đàn voọc đầu trắng, môi trường sinh thái cũng vì thế ngày càng khá lên, nơi sinh sống của đàn voọc đầu trắng cũng dần dần khôi phục, mở rộng, số lượng cũng không ngừng tăng lên tới hơn 700 con hiện nay. Hiện nay, bà con dân làng đều tự giác bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đàn voọc đầu trắng. Ông Triệu, người dân địa phương cho biết:

"Hiện nay chúng tôi không lên rừng chặt củi nữa, chúng tôi cần phải bảo vệ tài nguyên sinh thái, dành một môi trường sinh thái tốt cho đàn voọc đầu trắng sinh sôi."

Thưa quý vị và các bạn, trước khi kết thúc tiết mục hôm nay, Thúy Vi xin nhắc lại câu hỏi của chúng tôi là: Đàn voọc đầu trắng hiện còn bao nhiêu con?Xin đọc lại: Đàn voọc đầu trắng hiện còn bao nhiêu con?


1 2