Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài 2: Cuộc thi tìm hiểu về Quảng Tây mang tên "Đẹp ở Quảng Tây" -- quê hương của voọc đầu trắng
   2008-05-26 15:54:06    cri

Nghe Online 

Mời bạn đến thăm quê hương của voọc đầu trắng

Hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe bài thứ hai trong loạt bài của cuộc thi "Đẹp ở Quảng Tây".

Trong tiết mục hôm nay, Thuý Vi sẽ hướng dẫn quý vị và các bạn đi thăm những cánh rừng ở thành phố Sùng Tả Quảng Tây để tìm hiểu con voọc đầu trắng, loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Câu hỏi của chúng tôi đặt ra trong bài hôm nay là: Đàn voọc đầu trắng hiện còn bao nhiêu con? Xin đọc lại: Đàn voọc đầu trắng hiện còn bao nhiêu con?

Trong những cánh rừng và thung lũng sông ở thành phố Sùng Tả, có một loài động vật tinh ranh đáng yêu, chúng có đám lông mầu trắng trên đỉnh đầu giống như đội một chiếc mũ chỏm mầu trắng, phần cổ và vai cũng có lông mầu trắng và đặc biệt là chiếc đuôi dài mầu trắng, loài động vật này là voọc đầu trắng. Vào 2,5 triệu năm trước, voọc đầu trắng đã sinh sống trên mảnh đất này. Hiện nay chỉ còn lại hơn 700 con, và chỉ có Sùng Tả mới có, còn quý hiếm hơn so với gấu trúc nổi tiếng thế giới.

Một buổi sáng đầu mùa hè, phóng viên đã đến Công viên sinh thái voọc đầu trắng Sùng Tả. Tổng diện tích của công viên là 24 ki-lô-mét vuông, có một đàn voọc đầu trắng với số lương lớn nhất sinh sống, tổng cộng có hơn 400 con. Phóng viên nhìn thấy, trên vách núi dựng đứng, có 6,7 con voọc đầu trắng đang ăn lá cây, quả dại, và nô đùa tinh nghịch trên cây. Con voọc rất nhanh nhẹn, chúng nhảy nhót trên vách núi giống như đi lại trên mặt đất bằng phẳng. Voọc đầu trắng là bạn tốt của dân làng địa phương. Anh Vương, người dân địa phương nói:

"Hiện nay, mọi người đều đã biết voọc đầu trắng rất hiếm thấy trên thế giới, chỉ có nơi này mới có, vì vậy là loài động vật quý hiếm, mọi người rất yêu quý nó."

Anh Vương đã kể cho phóng viên nghe một câu chuyện cổ tích về voọc đầu trắng lưu truyền ở địa phương.

Ngày xửa ngày xưa, nơi đây rất nghèo, bà con dân làng thường phải nhịn đói .Một ngày, có một cụ già qua đời, tất cả dân làng ̣đầu chít vải bố gai trắng, lưng thắt vải bố gai trắng, đưa cụ già lên núi cao an táng. Sau đám tang, bọn trẻ em phát hiện có nhiều quả dại trên núi và đã hái quả ăn rất vui, sau khi ăn xong lại chơi đùa với nhau. Cha mẹ thấy các con chơi vui bèn để con cái ở lại trên núi. Về sau, ngôi làng này dần dần giầu lên, cha mẹ đều nhớ tới con cái mình và mong đón chúng về nhà. Thế nhưng bọn trẻ bảo rằng chúng con không về nhà, về nhà còn phải tranh thức ăn với bố mẹ, chúng con muốn ở lại rừng núi. Vì vậy, bọn trẻ em đã ở lại trên núi, dần dần lớn lên, sinh con đẻ cái. Trải qua nhiều năm tháng, hình dáng của chúng đã thay đổi, dải vải chít trên đầu trở thành đám lông trắng, cái thắt lưng trở thành đuôi dài mầu trắng như để tưởng nhớ cha mẹ mình.

1 2