Cung Pu-ta-la là gồm hai bộ phận cấu thành là cung trắng và cung đỏ . Hai màu trắng và đỏ được sử dụng ngay từ khi xây dựng cung , cụm kiến trúc chính trong phần cung đỏ là điện linh tháp và các loại phật đường của Đạt-lai . Trong cung Pu-ta-la có 8 linh tháp . Từ Đạt-lai thứ 5 mỗi khi qua đời đều xây dựng một linh tháp và đặt trong cung Pu-ta-la . Hình thức của linh tháp cơ bản giống nhau , nhưng qui mô khác nhau . Trong đó linh tháp của Đạt-lai thứ 5 và Đạt-lai thứ 13 là lồng lẫy hào hoa nhất .
Linh tháp của Đạt-lai thứ 5 xây dựng vào năm 1690 là một tháp bằng vàng lớn nhất trong điện . Tháp cao 14,85 mét , thân tháp được bọc bằng vàng , sáng chói lọi , trên tháp có vô số ngọc ngà châu báu , mã não . Xây dựng tháp này đã tiêu tốn 110 nghìn lạng vàng đó là chưa kể ngọc , ngà châu báu .
Ở Tây Tạng nhẽ ra sau khi qua đời phần lớn đều là thiên táng hoặc thủy táng , thế nhưng những thủ lĩnh tôn giáo lại trường kỳ bảo tồn thi hài của mình . Sau khi các Đạt-lai qua đời đều dùng muối sát toàn thân cho thoát nước ,rồi bôi hương liệu và để khô , sau đó đặt vào linh tháp . Đây chính là một hình thức của tháp táng .
Bên cạnh linh tháp Đạt-lai là điện Xư-xi-ping-suô rộng gần 700 mét vuông . Trong điện có bức hoành phi của vua Càn Long với dòng chữ "Dũng Phùng Sơ Địa" . Các bức bích họa ở bốn xung quanh điện chủ yếu là ghi lại công lao của Đạt-lai thứ 5 , nhất là khi ông đến Bắc Kinh yết kiến vua Thuận Trị hồi giữa thế kỷ 17 được coi là trang công trạng vẻ vang nhất của Đạt-lai . Phòng tranh trên gác hai được mệnh danh là một triển lãm tranh . Nơi đây có gần 7 trăm bức tranh , phản ánh các mặt của Tây Tạng và đời sống của nhân dân cũng như quanh cảnh xây dựng cung Pu-ta-la năm xưa .
Lên gác ba là Xi-giê-du-pu , một công trình kiến trúc sớm nhất của cung Pu-ta-la . Truyền thuyết kể lại rằng công trình kiến trúc kiểu hang động này là kỷ niệm Sung-chan-can-bu tu hành tại đây thời kỳ đầu và là dấu ấn của Sung-chan-can-bu xây dựng cung Pu-ta-la vào thế kỷ thứ 7 . Theo sử sách ghi lại cung Pu-ta-la hơn 1300 năm trước đây cả thảy có 999 gian nhà , cộng thêm công trình kiến trúc kiểu hang động này vừa tròn một nghìn gian , qui mô rất hoành tráng . Sau này do sét đánh và khói lửa chiến tranh , những kiến trúc cũ gần như bị tàn phá hoàn toàn chỉ để lại Xư-xi-ping-suô và Pa-ba-la-khang .
Pa-ba-la-khang ở tầng trên Xư-xi-ping-suô cũng là một trong những kiến trúc sớm nhất . Bức tượng phật đặt tại đây nghe nói là chân dung của Sung-chan-can-bu , phía trước phật đường có bức hoành phi của vua Đồng Trị đời nhà Thanh với dòng chữ " Phúc điền diệu quả" . Kể từ Đạt-lai thứ 5 , Nhà Thanh đã tăng cường quản lý đối với Tây Tạng , Đạt-lai cũng dần dần mật thiết mối quan hệ với triều đình Nhà Thanh . Tất cả những điều này đều có thể tìn thấy những bằng chứng thuyết phục trong cung Pu-ta-la . Các đời Đạt-lai năm nào cũng phải định kỳ vái lạy trước chân dung và bài vị để tỏ lòng với quân chủ .
Cung Pu-ta-la không có khác biệt gì lớn đối với các chùa chiền khác , nhưng tại sao lại không gọi là chùa mà gọi là Cung ? Thì ra cung Pu-ta-la được xây dựng vào thời kỳ vương triều Thổ Phan , lúc đó phật giáo vẫn chưa thống trị Tây Tạng và Tây Tạng vẫn chưa phải là một xã hội kết hợp giữa chính trị với tôn giáo . Cung Pu-ta-la được xây dựng hoành tráng vì nó là nơi ở của nhà vua , cần phải thể hiện sự uy nghiêm mà thôi . Lúc đó trong cung chưa có nhiều tượng phật và tháp phật và cũng không có ai đến hành hương . Từ khi được triều đình Nhà Thanh sắc phong và dành được địa vị đứng đầu cả về chính trị lẫn tôn giáo, Đạt-lai thứ 5 mới từ chùa Chơ-pang chuyển về đây , do đó tính chất của cung Pu-ta-la đã thay đổi . Nó không những là trụ sở của cơ quan chính quyền địa phương mà còn là nơi ở lớn nhất của các phật sống Tây Tạng . Như vậy màu sắc tôn giáo trở nên đậm nét hơn , và nơi ở của Đạt-lai được coi là hóa thân của " thần" cũng trở nên vùng đất thánh để mọi người đến tế lễ .
1 2 |