Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cung Pu-ta-la nổi tiếng thế giới
   2008-03-24 20:53:38    cri

Cung Pu-ta-la đứng sừng sững giữa vùng lòng chảo La-sa , không những là tiêu chí của La-sa mà cũng là tiêu chí của Tây Tạng . Cao 117,19 mét , có bề dày hơn 1300 năm . Cung Pu-ta-la không những là một kho báu nghệ thuật mà các bức bích họa , điêu khắc , các pho tượng , ngọc ngà châu báu và những quyển kinh thánh trong cung đều là những vật báu vô giá .

Đứng trước Cung Pu-ta-la con người có cảm giác mình quá nhỏ , khi bước vào cổng lớn thì không thể không thốt lên trước cái then chốt cửa được làm bằng cả một cây gỗ lớn . Chúng ta đi vào cung qua đường hành lang không phải là rộng nhưng có thể trông thấy vách tường cung dày tới vài mét . Hơn 1300 năm trước tường không phải là xây bằng gạch mà là bằng đá và vữa , đây quả là một điều kỳ diệu .

Đi hết đường hành lang là đến một sân rộng ở độ cao sau bảy mươi mét , dành cho Đạt-lai vui chơi giải trí . Nền sân là đất nén , rộng 1600 mét .

Từ sân này chúng ta đi thẳng về phía tây theo ba cầu thang bằng gỗ bắc song song , tuy không cao nhưng rất dốc , cầu thang giữa là dành cho Lạt-ma , các sư sãi và quan chức chỉ được đi theo cầu thang hai bên . Đây là con đường duy nhất đến các cung điện , quả là rất có lợi cho phòng thủ . Lên đến lầu trên bức tường phía nam có dấu một bàn tay được chụp kính khiến mọi người phải chú ý . Đây là dấu bàn tay của Đạt-lai thứ 5 để lại khi xây dựng cung Pu-ta-la vào giữa thế kỷ 17 . Lúc đó Đạt-lai tuổi đã cao , ít hỏi han đến công việc triều đình , mọi việc đều ủy nhiệm cho Ti-ba quản lý . Thế nhưng uy tín của Ti-ba lúc đó không cao , khó thuyết phục mọi người , bởi vậy Đạt-lai thứ 5 đã để lại dấu bàn tay để làm mệnh lệnh . Ý nói mọi việc mời Ti-ba thay thế , các sư sãi quan chức phải làm theo Ti-ba . Bởi vậy mà dấu bàn tay có giá trị lịch sử này đã được để lại cho đến ngày nay .

Trên bức tường phía đông có thể thưởng thức bức tranh tả về lễ cưới của Sung-chan-can-bu và công chúa Văn Thành . Sau khi lần đầu tiên thống nhất Tây Tạng , xây dựng lên triều đình Thổ Phan , Sung-chan-can-bu đã cử đại thần đến Tràng An Nhà Đường , xin với Đường Thái Tông cho kết hôn với công chúa . Trong bức bích họa chúng ta còn có thể thông thấy cảnh hoành tráng của thành Tràng An nhà Đường lúc bấy giờ và Đường Thái Tông đã đưa ra 5 câu đố để thi các sứ giả trước trong tình hình có rất nhiều dân tộc thiểu số ở xung quanh đều cử sứ giả đến xin cầu hồn . Trong đó sứ giả của khu vực Tây Tạng tên là Đông-chan là thông minh nhất , đã trả lời được cả 5 câu hỏi , nên cuối cùng mới xin được công chúa Văn Thành đến Tây Tạng . Bức bích họa thể hiện về cảnh tượng này đều có ở chùa chiền nhiều nơi khác . Một mặt nói lên đồng bào dân tộc Tạng rất chân trọng tình hữu nghị lâu đời với dân tộc Hán , mặt khác cũng có thể cho rằng do họ tự hào vì đã có một sứ giả thông minh như Đông-chan . Nhân dân Tây Tạng đời đời không quên những công lao của công chúa Văn Thành trong việc xúc tiến sự giao lưu văn hóa giữa dẫn tộc Hán và dân tộc Tạng . Quay sang bức tường phía bắc chúng ta có thể tìm hiểu những mẩu chuyển về công chúa Văn Thành đến Tây Tạng cũng như quanh cảnh đón tiếp nồng nhiệt và long trọng tại La-sa . Năm 710 công nguyên , sau công chúa Văn Thành lại có một công chúa nhà Đường-công chúa Kim Thành đến Tây Tạng . Những sự tích của công chúa Kim Thành cũng được thể hiện trong các bức bích họa ở cung Pu-ta-la . Trên bức tường phía đông của cung Chô-mu-xin-xia có hội hoạ về những mẩu chuyển của công chúa Kim Thành đến Tây Tạng .

Chô-mu-xin-xia là điện lớn nhất trong bộ phận cung trắng của cung Pu-ta-la . Đây là nơi dành cho các Đạt-lai đời sau tiến hành các hoạt động chính trị và tôn giáo quan trọng như lễ tọa sàng , đăng quang v,v . Từ điện phía đông lên chỗ cao nhất trong bộ phận cung trắng lại là một thế giới hoàn toàn khác : phía nam là bước tường kính , ánh sáng chan hoà từ sáng đến tối nên mới gọi là Điện Nhật Quang đông-tây . Đây là phòng nghỉ của Đạt-lai , trong được trang trí lỗng lẫy . Ra khỏi phòng nghi là một ban công rộng , cả thành phố La-sa thu trong tầm mắt .

1 2