Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tết theo lịch Tây Tạng
   2008-03-24 20:35:11    cri

Tục lệ ngày mùng một tết hàng năm là người nội trợ gia đình dậy trước,đánh răng rửa mặt xong rồi ra sông gùi một thùng nước đầu tiên,thùng nước tốt lành mang về nhà,cho gia súc ăn xong đâu đấy rồi mới gọi cả nhà dậy.Sau khi cả nhà mặc xong quần áo mới,rồi ngồi theo thứ tự lớn bé,người già trong nhà mang đấu ngũ cốc ra , mỗi người nhúm vài hạt,giắc lên trước mặt để cúng thần,sau đó lần lượt nhúm một ít bỏ vào miệng.Lúc này,người già trong nhà lần lượt chúc "cha-xi-tơ-lơ",người trẻ đều phải đáp lại:"chúc ông,(bà) mạnh khỏe,hạnh phúc,năm mới cả nhà đều được vui mừng đoàn tụ với nhau".Sau tục lễ năm mới,mọi người ăn xúp tiểu mạch với quả nhân sâm nấu với bơ,tiếp đó cùng nâng cốc cạn chén rượu thanh khoa.Ngày mùng một tết,thường chỉ đóng cửa vui trong nhà,không đi chúc tết.Từ ngày mùng hai tết mới bắt đầu đi chúc tết họ hàng,bạn bè liền trong ba đến năm ngày.

Việc xác định tết theo lịch Tây Tạng có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng lịch Tạng.

Lịch Tạng được chính thức sử dụng vào hơn 970 năm trước,tức bắt đầu từ năm Đinh Mão âm lịch (năm 1027 sau công nguyên).Từ đó,lịch Tạng đã được dùng cho đến nay.Cách tính lịch này,có liên quan chặt chẽ với những người giao lưu văn hóa Trung Nguyên.Đáng ra,cách tính lịch trên cao nguyên Tây Tạng không giống như hiện nay.Theo ghi chép của văn tự,hơn 100 năm trước công nguyên,Tây Tạng đã có cách tính lịch của mình,lúc đó lấy sự tròn,khuyết,sóc,vọng của mặt trăng để tính tháng,cách tính rất đơn giản.Mùng một tết lúc đó tương đương với mùng 1 tháng 11 lịch Tạng bây giờ.

Sau này,cùng với việc giao lưu văn hóa giữa vùng Tây Tạng với Trung Nguyên,cách tính lịch của dân tộc Tây Tạng không ngừng hoàn thiện và phát triển.Đến đời nhà Đường,công chúa Văn Thành gả đến Tây Tạng,đã mang theo nhiều kinh sách,trong đó cũng có sách về tính lịch thiên văn,nó đã đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thiện và phát triển lịch Tạng.Lúc này,phương pháp tính ngày thứ nhất năm mới đã từ sự tròn khuyết của mặt trăng tiến bộ đến cách tính chủ yếu dựa theo các thiên thể.

Bắt đầu từ năm Thiên Thánh thứ năm Tống Nhân Tông,lịch Tạng đã dần dần thống nhất với Hoàng lịch (tức âm lịch),đến đời Sa-chia Ba-si-ba thống trị Tây Tạng,lịch Tạng đã hoàn thiện,tục lệ ăn tết cũng đã cố định,và kéo dài cho đến nay.Bắt đầu từ đời nhà Nguyên,lịch Tây Tạng xác định một năm có 12 tháng,tháng đủ có 30 ngày,tháng thiếu có 29 ngày.Cứ khoảng 1000 ngày thì có một tháng nhuận,dùng để điều chỉnh quan hệ giữa tháng với mùa.Đồng thời học cách dùng Thiên Can,Địa Chi âm lịch của dân tộc Hán để tính kỷ niên.Lịch Tạng lấy 12 năm làm một tuần hoàn nhỏ,60 năm làm một tuần hoàn lớn,một tuần hoàn lớn gọi là một "rao qiong","rao qiong" thứ nhất bắt đầu từ năm 1027.


1 2