Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tính cách tê cay của người Trùng Khánh
   2007-06-15 16:44:10    CRIonline

Một mặt khác của tính cách "tê cay" của người Trùng Khánh là sự thẳng thắn của họ. Đánh giá cao nhất của người Trùng Khánh đối với người đàn ông là "thẳng thắn". "Thẳng thắn" trong miệng người dân địa phương có nghĩa là "ngay thẳng", "chân thành" "không lay chuyển". Những ý này đều xuất phát từ bẩm tính cương quyết ngoan cường của người Trùng Khánh.

Nói đến tính cách này của người Trùng Khánh, cần phải nhắc đến một giai đoạn lịch sử. Hợp Xuyên Trùng Khánh có thành Điếu Ngư—di chỉ chiến trường cổ, thế kỷ 13 quân đội Mông Cổ đánh xuống phía nam, quân đội đời nhà Tống Trung Quốc lúc đó dựa vào thế núi xây dựng thành Điếu Ngư, 170 nghìn quân đội và nhân dân đã chốt giữ 36 năm trời tại nơi đây, đã lập nên kỳ tích trong lịch sử quân đội Trung Quốc và cả thế giới.

Chuyên gia nghiên cứu lịch sử thành Điếu Ngư Trì Khai Trí khi kể đến giai đoạn lịch sử này nói:

"Sở dĩ thành Điếu Ngư có thể giữ được trong 36 năm, có nguyên nhân là địa hình địa mạo đặc biệt của thành núi, chiến lược chiến thuật của Tướng giữ thành Điếu Ngư, còn một điều nữa là quyết tâm của dân chúng."

Ông Trì Khai Trí nói, thành Điếu Ngư đã mở cửa đầu hàng vào năm 1279 sau khi Mông Cổ thành lập đời nhà Nguyên vào năm 1271, nguyên nhân là vì gặp phải hai năm hạn lớn, quân và dân trong thành Điếu Ngư đã hết lương thực để ăn. Trong điều kiện vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt cam kết không giết bất cứ người nào trong thành, quân và dân thành Điếu Ngư mới chịu ra hàng.

Từ lịch sử trở về hiện tại. Tính cách "tê cay" của người Trùng Khánh còn có một khía cạnh là vui vẻ lạc quan.

Tại thị trấn cổ Từ Khí Khẩu quận Sa Bình Trùng Khánh có một nhà hàng bán cá rán, chỉ có một gian mặt tiền. Ông chủ nhà hàng tên là Trần Lương Năng, năm nay 53 tuổi, ông từng làm kế toán của một nhà máy dệt quốc doanh, khoảng 10 năm trước ông phải nghỉ việc vì điều chỉnh cơ chế, hai đứa con lúc đó còn đi học, cuộc sống của cả gia đình gặp phải khó khăn.

"Tôi mở nhà hàng vào năm 1999, nhà hàng bán cá rán của chúng tôi là nhà hàng đông khách nhất ở Từ Khí Khẩu, khách quen ở Trùng Khánh đều biết. Tôi trước đây làm ở nhà máy dệt, lương một tháng 300 đồng, bây giờ thu nhập bình quân đầu người từ hơn một nghìn đến hai nghìn, cũng tạm được."

Ông chủ nhà hàng mắt đeo kính, mình khoác tạp dề trắng, nét mặt tươi cười, những ngày gian khổ trước đây hầu như không còn tìm thấy dấu vết gì trên khuôn mặt ông. Ông là cư dân sống lâu năm tại thị trấn cổ Từ Khí Khẩu. Ông nói, trước đây Từ Khí Khẩu không có ai đến, từ năm 2000 chính quyền cho tu sửa và mở rộng thị trấn cổ nghìn năm này, nơi đây đã trở thành cảnh điểm du lịch, nhà hàng của ông cũng khấm khá lên, ngoài giải quyết sinh kế của gia đình, ông còn thuê ba người làm việc.

Trong 10 năm ông Trần Lương Năng tự tìm cách làm ăn, Trùng Khánh, là thành phố trực thuộc Trung ương trẻ nhất Trung Quốc đã xảy ra biến đổi to lớn, từng toà lầu cao ốc mọc lên tại thành phố miền núi này. Trùng Khánh trở thành một thành phố "ba tháng là phải đổi một lần bản đồ". Mỗi người đều tìm cơ hội phát triển của mình trong phát triển của thành phố.


1 2