Nghe Online
Bài hát "Tôi là con trai Trùng Khánh" nói lên tính nết và bẩm tính của người Trùng Khánh. Trùng Khánh, một thành phố miền núi nổi tiếng; người Trùng Khánh, đàn ông rất thẳng thắn, đàn bà rất xinh đẹp, thích ăn lẩu thích ăn cay.
Thành phố Trùng Khánh nằm bên con sông lớn, cộng thêm nằm ở vùng bồn địa, khí hậu nổi tiếng bởi nhiều sương mù, ẩm ướt và nóng nực. Để trừ bỏ ẩm ướt, người Trùng Khánh rất thích ăn món ăn tê cay. Ông chủ một nhà hàng ăn lẩu địa phương tên là Nguỵ Đại Nguyên nói:
"Người Trùng Khánh, bất kể lớn nhỏ, đều rất thích ăn cay. Tính cách người Trùng Khánh rất đáo để, họ rất thích ăn cay. Con gái Trùng Khánh rất đanh đá, thích ăn món lẩu, cũng có nhân tố này trong đó."
Nhà hàng ăn món lẩu ở Trùng Khánh rất nhiều, bất kể trong nội thành hay ngoại ô, nơi nào cũng thấy nhà hàng ăn món lẩu. Món lẩu Trùng Khánh có thể nói rất nổi tiếng tại Trung Quốc không những về quy mô ăn uống, mà cả về phong tục tập quán và văn hoá tích đọng trong đó, đã trở thành tiêu biểu ẩm thực của Trùng Khánh. Trùng Khánh xứng đáng là "thành phố món ăn lẩu của Trung Quốc".
Vậy thì món ăn lẩu tê cay mà người Trùng Khánh thích ăn như thế nào? Ở dưới đốt lửa, ở trên là một nồi canh dầu ớt đỏ, có nhiều ớt và hạt tần bì gai, rau xanh để ăn lẩu có mấy trăm loại, món ăn chính là dạ dày lợn, cũng có thể nhúng lươn, cá hố, rau xanh, nấm v.v.
Sở dĩ người Trùng Khánh thích ăn món lẩu, là vì món lẩu rất thích hợp nhu cầu khẩu vị của người Trùng Khánh. Còn khẩu vị của người Trùnh Khánh thích tê, cay, nóng, vừa là do phong tục, cũng là do khí hậu Trùng Khánh tạo nên. Một trong những biện pháp đối phó với khí hậu sương mù, ẩm ướt và nóng nực, là ăn lẩu: Lấy nóng trị nóng, lấy nóng trị ẩm ướt, lấy nóng trừ lạnh, ăn xong thoải mái cả người, vui trong cảnh đó.
Người Trùng Khánh ăn lẩu còn ăn ra tính cách "tê cay". Họ phổ biến đều rất nhiệt tình. Nếu bạn hỏi đường với mấy ông lão ngồi chơi trên đường, họ sẽ nhiệt tình chỉ đường cho bạn, còn trao đổi với nhau tìm ra con đường dễ đi nhất, gần nhất. Đây là vì, đường phố Trùng Khánh nhiều dốc, đường gần thường phải leo dốc, đường xa thì thường bằng phẳng hơn.
1 2 |