Cư dân Chu Nguyên đã hết lời ca ngợi việc xây dựng giao thông của Trùng Khánh.
"Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương từ năm 1997, Chính phủ đã đầu tư nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đường sắt nhẹ trên cao, khiến giao thông trở nên hết sức thuận tiện. Trước đây đi xe buýt nói chung phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ, hiện nay đi đường sắt nhẹ trên cao chỉ mất mười mấy phút là đến."
Là một thành phố siêu quy mô rộng 80 nghìn ki-lô-mét vuông, Trùng Khánh đã dành không gian phát triển rộng lớn hơn cho các quận và huyện, để cho các quận, huyện mở ra con đường phát triển kết hợp đặc điểm và ưu thế như vị trí, địa lý, tài nguyên v.v của mình. Việc xây dựng của 40 quận và huyện trực thuộc Trùng Khánh đều đã được định hướng rõ ràng, tức là thực hiện mục tiêu phát triển độc đáo để tránh xây dựng trùng lặp và lãng phí tài nguyên.
Quận Du Trung ở trung tâm khu vực thành phố Trùng Khánh là một bán đảo nằm giữa hai dòng sông Trường Giang và sông Gia Lăng, cho dù diện tích lục địa chỉ có 18 ki-lô-mét, song dân cư đông đúc, nhà lầu và trung tâm thương mại san sát, là khu thương mại phát triển nhất thành phố Trùng Khánh.
Quận Giang Bắc chỉ cách một dòng sông với quận Du Trung, nhờ có mạng lưới giao thông tiện lợi cả về hàng không, bến tàu v.v, quận Giang Bắc đã trở thành khu vực phân phối lưu thông hàng hóa của Trùng Khánh. Sa Bình Bá là quận có nhiều Trường đại học nổi tiếng, nhờ có tài nguyên khoa học và giáo dục phong phú, quận này đang phấn đấu xây dựng thành khu Trường đại học lớn nhất miền Tây Nam Trung Quốc nói chung và khu công nghệ IT Trùng Khánh nói riêng. Còn quận Trường Thọ thì đã bước đầu xây dựng thành Khu vườn công nghiệp tiên tiến và mẫu mực của Trung Quốc trên cơ sở công nghiệp hóa chất vốn có.
Tháng 3 năm nay, Chủ tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nêu rõ, "hãy đẩy mạnh việc xây dựng Trùng Khánh thành Trung tâm kinh tế trên thượng du sông Trường Giang theo cực tăng trưởng quan trọng, xây dựng Trùng Khánh thành thành phố trực thuộc Trung Ương phát triển song song cả về thành thị lẫn nông thôn, dẫn đầu thực hiện mục tiêu về xây dựng xã hội khá giả toàn diện ở khu vực miền Tây Trung Quốc."
Vì vậy, thành phố Trùng Khánh quyết định đẩy mạnh việc xây dựng "Vành đai kinh tế 1 giờ", có nghĩa là vành đai kinh tế này bao gồm 23 quận và huyện thuộc khu vực thành phố Trùng Khánh đi xe chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, tổng cộng rộng hơn 20 nghìn ki-lô-mét vuông, chưa đầy 1/3 tổng diện tích của Trùng Khánh. Giải thích về vành đai kinh tế này, ông Dương Khánh Dục, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách thành phố Trùng Khánh cho biết:
" Với điều kiện tương đối khá, 'Vành đai kinh tế 1 giờ' có thể thu hút vốn xã hội qua cơ chế thị trường nhiều hơn, để dành nhiều tài nguyên Chính phủ vào việc hỗ trợ sự phát triển của hai khu vực phía Đông Bắc và phía Đông Nam Trùng Khánh. Xây dựng năng lực thu hút dân số vào 'Vành đai kinh tế một giờ', nhằm thực hiện sự phát triển chung." 1 2 |