Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những khu phong cảnh nổi tiếng trên tuyến đường sắt Thanh Tạng
   2006-06-30 17:52:42    cri

 

 

Đầu nguồn sông Trường Giang

Sông Tô-tô là nguồn chính của sông Trường Giang, nguồn nước chảy từ núi Gơ-la-đan-rung thuộc dãy núi Tang Cu La có độ cao 6621 mét so với mặt biển. Phía tây nam ngọn núi là những sông băng, phía dưới các sông băng là rừng băng dài 2 km. Rừng băng có muôn hình nghìn vẻ lấp lánh dưới ánh nắng chan hoà.

Thảo Nguyên Khương Đường ở phía bắc Tây Tạng

Sau khi vượt qua cửa núi Tang Cu La hiện ra trước mắt là thảo nguyên Khương Đường mênh mông. Nơi đây có những cảnh quan như Sen-da, vương quốc của các loài chim; Song Hồ-vườn bách thú hoang dã; có hồ thánh Na-mu-chô và cảnh quan địa nhiệt Dương Bát Tỉnh. Na-mu-chô là hồ nước mặn có độ cao so với mặt biển cao nhất trên thế giới 4718 mét, là hồ đứng đầu trong số ba "Hồ thánh" ở Tây Tạng.

La-sa

Cung Pu-ta-la ở thành phố La-sa, điểm cuối của đường sắt Thanh Tạng là cung điện ở độ cao so với mặt biển cao nhất trên thế giới, nổi tiếng thế giới bởi giá trị lịch sử và nghệ thuật. Trong cung có rất nhiều cổ vật qúi hiếm và bích họa.

Phong cảnh đường sắt:

Bản thân đường sắt Thanh Tạng cũng là một phong cảnh. Trong quá trình chạy tàu, hành khách có thể trông thấy cầu cao nhất của đường sắt Thanh Tạng, cao hơn 50 mét, dài 11,7 km chẳng khác nào như một dải lụa vắt ngang khu không người Cơ-cơ-xi-li. Ngoài ra, mọi người còn có thể trông thấy đường hầm xuyên qua vùng đất đóng băng dài nhất trên thế giới—đường hầm núi Côn Luân, núi Phong Hoả Sơn cũng như cụm đường hầm ở Dương Bát Tỉnh.


1  2