Ngày 1 tháng 7 đường sắt Thanh Tạng sẽ khai thông và thử vận hành toàn tuyến, điều này sẽ kết thúc lịch sử khu tự trị Tây Tạng không có đường sắt. Chuyên gia hữu quan nói, xây dựng đường sắt Thanh Tạng sẽ đóng vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy kinh tế Tây Tạng tăng trưởng, dành sự bảo đảm đáng tin cậy cho sự phát triển bền vững của kinh tế Tây Tạng.
Khu tự trị Tây Tạng chiếm khoảng 1/8 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, nhưng lâu này, Tây Tạng chỉ có giao thông đường bộ và đường hàng không, bất kể năng lực vận tải, số lượng vận tải, hay sự kinh tế, thuận tiện của vận tải đều không thể đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của Tây Tạng. Điều kiện giao thông lạc hậu đã trở thành một trong những nhân tố chính cản trở sự phát triển cao tốc của Tây Tạng.
Chuyên gia Sở nghiên cứu kinh tế công nghiệp Viện khoa học xã hội Trung Quốc Lưu Khải nói, việc xây dựng đường sắt Thanh Tạng khiến bộ mặt giao thông vận tải lạc hậu của Tây Tạng đã được cải thiện về chất, đã dành sự bảo đảm đáng tin cậy cho sự phát triển bền vững kinh tế sau này của Tây Tạng. Ông cho rằng, sau khi xây xong đường sắt Thanh Tạng sẽ có ảnh hưởng quan trọng và sâu xa về mặt thúc đẩy sự trao đổi kinh tế trong và ngoài khu tự trị của Tây Tạng, hạ giá thành vận tải, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, tăng nhanh việc khai thác sử dụng nguồn khoáng sản trong khu tự trị, thu hẹp khoảng cách khu vực v.v. Theo dự kiến, năm 2010, lượng vận tải hàng hoá ra vào Tây Tạng sẽ lên tới 2,8 triệu tấn, trong đó lượng vận tải đường sắt sẽ lên tới 2,1 triệu tấn.
Việc xây dựng thông xe đường sắt Thanh Tạng, sẽ trở thành "máy đẩy" phát triển hiện đại hoá Tây Tạng, mang lại lợi ích trực tiếp cho đông đảo người dân nông nghiệp và chăn nuôi Tây Tạng. Các ngành mang đặc điểm cao nguyên như ngành du lịch, ngành y dược Tây Tạng, ngành mỏ, công nghiệp chế biến hàng nông sản và chăn nuôi, thủ công nghiệp dân tộc cùng sinh học cao nguyên cũng có thể bước vào quỹ đạo tốt đẹp phát triển bền vững, hình thành điểm tăng trưởng kinh tế mới, đồng thời cùng phát triển với các tỉnh, khu tự trị lân cận như Thanh Hải v.v, từ đó thai nghén sự hình thành dải kinh tế cao nguyên Thanh Tạng.
1 2 |