Đường sắt Thanh Tạng từ thành phố Tây Ninh tỉnh Thanh Hải đến thành phố La-sa khu tự trị Tây Tạng, dài 1956 ki-lô-mét, là đường sắt cao nguyên có độ cao tuyệt đối cao nhất, tuyến đường dài nhất, đoạn đường xuyên qua đất động lạnh dài nhất trên thế giới. Trong đó, công trình kỳ một từ Tây Ninh đến Ge-er-mu dài 814 ki-lô-mét, năm 1984 xây xong đưa vào vận hành. Công trình kỳ hai từ Ge-er-mu tỉnh Thanh Hải đến La-sa khu tự trị Tây Tạng, dài 1142 ki-lô-mét. Đường sắt sẽ làm lễ thông xe và thử vận hành toàn tuyến vào ngày 1 tháng 7.
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập không bao lâu, ngành hữu quan đã bắt tay nghiên cứu vấn đề đường sắt đi đến Tây Tạng. Dưới sự quan tâm của các lãnh đạo bậc tiền bối Mao Trạch Đông, Đặng tiểu Bình v.v, công trình kỳ một đường sắt Thanh Tạng đoàn từ Tây Ninh đến Ge-er-mu đã khai công vào năm 1958, năm 1984 đưa vào vận hành. Song, do hạn chế thực lực kinh tế của nhà nước lúc đó và vấn đề kỹ thuật làm đường trên cao nguyên, đất đông lạnh v. v còn chưa được giải quyết, đoàn từ Ge-er-mu đến La-sa đã phải tạm gác lại.
Tháng 7 năm 1994, sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập buổi toạ đàm công tác Tây Tạng lần thứ ba, Bộ Đường sắt đã chọn nhiều phương án đường sắt đi đến Tây Tạng, qua so sánh, đã nêu ra kiến nghị xây dựng đường sắt Thanh Tạng là lựa họn đầu tiên. Tháng 2 năm 2001, Quốc vụ viện phê chuẩn lập dự án đường sắt Thang Tạng, tháng 6, công trình kỳ hai đường sắt Thanh Tạng khởi công xây dựng.
Công trình kỳ hai đường sắt Thanh Tạng có 960 ki-lô-mét đường đi qua độ cao tuyệt đối trên 4 nghìn mét, độ cao tuyệt đối điểm cao nhất của đường sắt vượt qua dãy núi Tang-gu-la là 5072 mét, địa chất dọc tuyến đường sắt phức tạp, trong đó có hơn 550 ki-lô-mét đoạn đường đất đông lạnh nhiều năm. Bởi vậy, xây dựng đường sắt Thanh Tạng đứng trước ba vấn đề nan giải mang tính thế giới, tức đất đông lạnh, bảo vệ môi trường sinh thái, cao nguyên giá lạnh thiếu ô-xy.
1 2 |